Giảm 1.000 tỷ đồng phí, lệ phí nhằm góp phần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
(CL&CS) - Ngày 24/6/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 47/2021/TT-BTC quy định giảm mức thu 30 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19...
Hiện nay, dịch Covid-19 còn tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam (một số địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội) làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tới hầu hết các ngành kinh tế. Dự báo kinh tế thế giới trong năm 2021 tiếp tục chịu tác động nghiêm trọng của Covid-19. Nhiều ngành, lĩnh vực trong nước gặp khó khăn; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ (nhất là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, hàng không, vận tải...).

Có 20/22 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán giảm 50% mức thu
Tại Nghị quyết 124/2020/QH14 ngày 11/11/2020 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán Ngân sách nhà nước năm 2021 đã giao Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương: Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và thực hiện những chính sách cụ thể để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 phù hợp với diễn biến xảy ra trong năm.
Thực hiện quy định pháp luật phí, lệ phí và chủ trương nêu trên, để tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, căn cứ quy định pháp luật phí và lệ phí, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng và ban hành Thông tư số 47/2021/TT-BTC ngày 24/6/2021 quy định giảm mức thu 30 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Trong đó, 29 khoản phí, lệ phí đã giảm trong năm 2020 và 06 tháng đầu năm 2021 và bổ sung giảm thêm mức thu 01 khoản phí trong lĩnh vực nông nghiệp, với nhiều mức giảm cao như: Giảm 50% mức thu 20/22 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán; Giảm50% mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng; Giảm 30% mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hành khách; Giảm 20% mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không; ....
Theo Thông tư 47/2021/TT-BTC, thời gian giảm phí, lệ phí áp dụng kể từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Bộ Tài chính cho biết, số giảm thu từ phí, lệ phí 06 tháng ước khoảng 1.000 tỷ đồng.
Thanh Thanh
- ▪Sẽ có Quyết định của Thủ tướng về ưu đãi đầu tư đặc biệt
- ▪Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho công chức hành chính bắt đầu từ 1/8
- ▪Thanh tra toàn diện dự án khu dân cư Tân Thịnh do LDG làm chủ đầu tư tại Đồng Nai
- ▪Vì sao nhiều nhà đầu tư nước ngoài âm thầm rút khỏi thị trường bất động sản Việt Nam?
Bình luận
Nổi bật
SeABank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 7%, đạt 6.458 tỷ đồng
sự kiện🞄Thứ sáu, 25/04/2025, 15:28
(CL&CS)- ĐHĐCĐ SeABank vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 7%, đạt 6.458 tỷ đồng, mua cổ phần của Công ty Cổ phần Chứng khoán ASEAN (ASEAN SC) và bầu bổ sung Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT).
Phối hợp đồng bộ trong triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng
sự kiện🞄Thứ sáu, 25/04/2025, 13:58
(CL&CS) - Vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức buổi làm việc với các bộ, ngành và 4 ngân hàng thương mại Nhà nước để triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chủ trì.
TPBank dự kiến đưa lợi nhuận vượt đỉnh đạt 9.000 tỷ đồng trong năm 2025
sự kiện🞄Thứ sáu, 25/04/2025, 09:11
(CL&CS)- Trong năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 9.000 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2024. Tổng tài sản năm 2025 dự kiến đạt 450.000 tỷ đồng, tăng 7,6%. Huy động vốn dự kiến tăng 12,3% lên 420.000 tỷ đồng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.