Thứ tư, 02/08/2023, 14:35 PM

Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm

(CL&CS) - Ngành chế biến thực phẩm đang đối mặt với nhiều thách thức trong đó đáng kể nhất là vấn nạn thực phẩm bẩn. Hiện tại, trên thị trường tràn lan các loại trái cây, thực phẩm thiếu tem truy xuất nguồn gốc thậm chí không có cả thành phần, hạn sử dụng, gây mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Thế nên, các cơ sở kinh doanh, chế biến, sản xuất thực phẩm đang thiếu và yếu những quy trình chuẩn, an toàn và công nghệ để có thể nắm được thông tin trong quá trình cung cấp nguyên vật liệu từ khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển… Do vậy, doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm còn thiếu và yếu ở các vấn đề: Không kiểm soát được hạn sử dụng nguyên liệu dẫn đến lãng phí tồn kho; Không nắm được tình hình tồn kho nhanh vì có nhiều lô hàng với hạn sử dụng khác nhau; Khách hàng than phiền tình trạng: giao hàng không đúng yêu cầu về thời hạn giao hàng, hạn sử dụng tối thiểu để bán và khác số lô...; Không có cách quản lý và truy xuất được nguồn gốc chất lượng sản phẩm; Không tối ưu được quy trình sản xuất và quản lý doanh nghiệp làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường.

2

Ngành chế biến thực phẩm đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó đáng kể nhất là vấn nạn thực phẩm bẩn.

Để có thể khắc phục khó khăn của ngành thực phẩm, các doanh nghiệp cần đổi mới phương pháp quản lý và hơn hết, hệ thống công cụ nâng cao năng suất chất lượng sẽ giúp các doanh nghiệp xử lý được những vấn đề tồn đọng.

Nếu xưởng sản xuất và chế biến thực phẩm tại doanh nghệp được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và không còn vận dụng dư thừa hay đồ vật không cần thiết sẽ là yếu tố tiên quyết cho vệ sinh và an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chế biến thực phẩm cũng cần sắp xếp làm sao cho những công cụ, hộp đựng nguyên liệu chế biến…. được tìm thấy dễ dàng trong quá trình sản xuất. Bởi như vậy, đây sẽ là điểm cộng đối với môi trường hợp vệ sinh và điều này chính là kết quả của việc áp dụng công cụ 5S. Công cụ 5S sẽ giúp doanh nghiệp chế biến và sản xuất thực phẩm có được không gian làm việc vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng và an toàn. Nhà xưởng sẽ được 5S làm cho đơn giản hóa, hợp lý và chỉn chu hơn.

3

Công cụ 5S giúp doanh nghiệp chế biến và sản xuất thực phẩm có được không gian làm việc sạch sẽ, gọn gàng và an toàn.

Cách tiếp cận hay áp dụng 5S đơn giản và phổ biến sẽ là một trong những điểm cộng mà 5S đang được nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên thế giới lựa chọn. Bởi, các hoạt động của công cụ 5S mang đến cho doanh nghiệp chế biến và sản xuất thực phẩm sự hỗ trợ nhất thiết để thực hiện thành công các chương trình tiên quyết (PRPs). Cùng với đó, 5S cũng mang lại cho doanh nghiệp những cải thiện quan trọng như quá trình/thay đổi thiết bị ngắn gọn hơn, hệ thống kiểm kê kịp thời và duy trì năng suất tổng thể.

Với công cụ 5S, từng thành phần sẽ có những ý nghĩa cụ thể. Trong đó, Seiri (tiếng Nhật) mang ý nghĩa là tổ chức sẽ tách những thứ cần thiết khỏi các thứ không cần thiết và loại bỏ sau; Seiso (tiếng Nhật) mang ý nghĩa là sự sạch sẽ đề cao trách nhiệm vệ sinh cá nhân – dọn vệ sinh và kiểm tra nơi làm việc để không có bụi bẩn trên sản hoặc trên các thiết bị chế biến thực phẩm;

Seiketsu (tiếng Nhật) mang ý nghĩa việc dọn dẹp, vệ sinh được chuẩn hóa với sứ mệnh là khả năng trực quan của kho lưu trữ - duy trì tổ chức của xưởng chế biến thực phẩm ở mức cao bằng cách luôn giữ mọi thứ sạch sẽ và có trật tự mọi lúc; Shitsuke (tiếng Nhật) mang ý nghĩa là kỷ luật trong việc thực hiện 5S hàng ngày – thực hành 5S liên tục để trở thành thói quen và ăn sâu vào văn hóa doanh nghiệp.

Như vậy, công cụ 5S dựa trên 5 từ tiếng Nhật tạo ra hoạt động cơ bản để các doanh nghiệp chế biến thực phẩm có sự chỉn chu trong sản xuất. Những hoạt động dựa trên nền tảng 5S được xem là trụ cột của một doanh nghiệp chế biến thực phẩm làm việc hiệu quả, chất lượng.

Là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các suất ăn công nghiêp, Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Nhật Lâm áp dụng công cụ 5S giúp công ty sàng lọc, kiểm tra nguồn thực phẩm đầu vào; Loại bỏ những thực phẩm quá hạn, vật dụng hư hỏng; Sàng lọc, kiểm tra nguồn nhân lực thường xuyên nhằm đảm bảo nguồn nhân lực luôn được đào tạo, kiểm tra đạt tiêu chuẩn; Sắp xếp thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô ở đúng nơi quy định;

Bày trí, phân khu vực để dụng cụ, đồ dùng nấu bếp đúng nơi quy định; Luôn đảm bảo khu vực nấu và kho vận sạch sẽ, chống ẩm mốc; Xử lý, khử trùng vệ sinh bếp sau mỗi ngày làm việc; Luôn luôn đảm bảo các khâu làm việc chặt chẽ mỗi ngày. Tác phong làm việc của công nhân viên nhanh nhẹn, chính xác; Sẵn sàng xử lý nghiêm ngặt những trường hợp sai trái, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ áp dụng công cụ cải tiến năng suất

Doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ áp dụng công cụ cải tiến năng suất

sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 06:47

(CL&CS)- Áp dụng các cải tiến năng suất chất lượng, đến nay nhiều doanh nghiệp không chỉ tăng doanh thu, lợi nhuận mà còn phát triển bền vững trên thương trường.

Trồng loại 'trái cây quý tộc' ở Dubai có giá nửa triệu/kg, anh nông dân Tây Ninh nhẹ nhàng kiếm 4 tỷ đồng/năm

Trồng loại 'trái cây quý tộc' ở Dubai có giá nửa triệu/kg, anh nông dân Tây Ninh nhẹ nhàng kiếm 4 tỷ đồng/năm

sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 06:45

(CL&CS) - Là loại quả đắt đỏ trên thị trường với kỹ thuật trồng đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc và vốn đầu tư ít, mô hình trồng cây chà là hiện đang được nhiều hộ nông dân áp dụng cho doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Thu nhập cao nhờ trồng cây nha đam

Thu nhập cao nhờ trồng cây nha đam

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58

(CL&CS) - Thứ cây xòe bẹ mập mọng nước này trồng xen trong vườn cà phê, ai ngờ chị nông dân Lâm Đồng có thu nhập tốt.