Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 05/08/2024, 20:52 PM

Gia đình trí thức của nữ giáo sư Toán học Việt Nam đầu tiên: 6 thế hệ đỗ đạt, đều là giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư nổi tiếng

Đây là gia đình truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò về sự đam mê nghiên cứu khoa học và cống hiến cho nền giáo dục nước nhà.

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học (GS.TSKH) Hoàng Xuân Sính, sinh năm 1933, được biết đến là nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam. Bà không chỉ là một nhà giáo nổi tiếng mà còn là hình mẫu truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò về sự đam mê nghiên cứu khoa học và cống hiến cho nền giáo dục nước nhà.

Bà Sính hồi còn trẻ

Bà Sính hồi còn trẻ

Truyền thống gia đình

Cống hiến và thành công của GS.TSKH Hoàng Xuân Sính không thể tách rời khỏi truyền thống gia đình. Cụ tổ của bà là Hoàng Quán Chi, người làng Cót (gồm hai làng Thượng và Hạ Yên Quyết, thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy). Cụ Hoàng Quán Chi đỗ đạt dưới triều vua Trần Thuận Tông và là người khai khoa của huyện Từ Liêm, góp phần xây dựng danh tiếng của làng khoa bảng vùng đất Mỗ - La - Canh - Cót.

Cụ từng giữ chức Thượng thư thẩm hình viện và sau khi qua đời được tặng chức Lễ Bộ Thượng thư. Để tưởng nhớ công lao to lớn, tên của cụ được dùng để đặt cho một con đường ở phường Yên Hòa. Hàng năm, con cháu dòng họ Hoàng vẫn tổ chức lễ kỷ niệm ngày cụ Thái tổ Hoàng Quán Chi khai khoa.

Bà Sính (ngoài cùng bên trái) và người thầy hướng dẫn làm luận án tiến sĩ (ở giữa)

Bà Sính (ngoài cùng bên trái) và người thầy hướng dẫn làm luận án tiến sĩ (ở giữa)

Tiếp nối truyền thống gia đình, thế hệ sau của dòng họ Hoàng có nhiều học giả và danh nhân nổi tiếng. Đặc biệt, ông nội của GS Hoàng Xuân Sính, Hoàng Thúc Hội, đỗ Cử nhân khoa Bính Ngọ (1906), nổi tiếng với đạo đức và tài văn chương. Ông đã giành giải nhất trong cuộc thi thơ nhân dịp đền Hai Bà Trưng trùng tu vào năm 1932. Ông còn được ghi danh trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992).

Hai người con của Hoàng Thúc Hội là Hoàng Thúc Tâm và Hoàng Thúc Tấn, cũng thành đạt và nổi tiếng. Hoàng Thúc Trâm (bút danh Hoa Bằng) (1902-1977), bác ruột của GS Hoàng Xuân Sính, là nhà nghiên cứu văn học và sử học nổi tiếng. Ông để lại nhiều công trình giá trị và được đặt tên cho đường phố: phố Hoa Bằng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội và con đường mang tên Hoàng Thúc Trâm ở quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Cha của GS Hoàng Xuân Sính là Hoàng Thúc Tấn (1912–1986), một nhà kinh doanh sợi nổi tiếng và đồng sáng lập báo Thanh Nghị, một trong ba tờ báo phổ biến nhất miền Bắc Việt Nam thời kỳ đó.

Ngoài ra, cậu ruột của GS Hoàng Xuân Sính là kỹ sư Nguyễn Văn Phúc, Việt kiều Pháp, người đã góp công vào việc sản xuất máy bay TL-1, chiếc máy bay "made in Vietnam" đầu tiên.

Nữ giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam

Sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học và cống hiến, GS Hoàng Xuân Sính đã sớm thể hiện niềm đam mê với Toán học. Bà thường xuyên tiếp xúc với các bậc tri thức đương thời như GS Vũ Đình Hòe và GS Hoàng Xuân Hãn, những người đã góp phần vào sự phát triển của báo Thanh Nghị. Sự gắn bó với môi trường trí thức và đam mê học tập đã thúc đẩy bà theo đuổi môn Toán học.

Không chỉ bó hẹp kiến thức tại các cấp học ở trong nước, bà đã du học tại Pháp, nhận bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Paris và là người phụ nữ nước ngoài đầu tiên bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ quốc gia về toán học tại đây. Sau khi tốt nghiệp, bà quyết định trở về Việt Nam và cống hiến cho nền giáo dục nước nhà. Bà đã gặp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh để xin mở Trường Đại học Thăng Long - trường đại học dân lập đầu tiên của Việt Nam vào năm 1988.

Gia đình GS Hoàng Xuân Sính, bên trái là con dâu bà - PGS - TS Trần Thị Ngọc Lan, bên phải là cháu nội - TS Trương Nhật Hoa

Gia đình GS Hoàng Xuân Sính, bên trái là con dâu bà - PGS - TS Trần Thị Ngọc Lan, bên phải là cháu nội - TS Trương Nhật Hoa

Di sản và tiếp nối

Truyền thống gia đình GS Hoàng Xuân Sính vẫn được duy trì và phát triển qua nhiều thế hệ. Con dâu của bà, PGS.TS Nghệ sĩ ưu tú Trần Thị Ngọc Lan, là giảng viên tại Học viện Âm nhạc Quốc gia. Vừa đảm nhận vai trò giảng dạy, PGS.TS Trần Thị Ngọc Lan còn tham gia biểu diễn nhiều chương trình trong và ngoài nước. Hơn 30 năm gắn bó với sự nghiệp biểu diễn và đào tạo thanh nhạc, nữ PGS TS để lại rất nhiều dấu ấn cho nền âm nhạc nước nhà với nhiều Huy chương, giải thưởng danh giá như Huy chương bạc thi đơn ca toàn quốc, 1982; Bằng khen cuộc thi "Hoa Cẩm chướng đỏ" (Sochi, Liên Xô cũ), 1983; Huy chương vàng Liên hoan ca nhạc toàn quốc, 1985. Bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2017.

Cháu nội của GS Hoàng Xuân Sính, TS Trương Nhật Hoa, sinh năm 1991, đã hoàn thành bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Trường Côte D’azur, Pháp. Hiện Nhật Hoa là Tiến sĩ kinh tế phát triển tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tiếp nối truyền thống học vấn của gia đình.

Tổng hợp

Linh Chi

Bình luận

Nổi bật

Hành trình 8 năm để trở thành Di sản văn hoá nhân loại của Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam

Hành trình 8 năm để trở thành Di sản văn hoá nhân loại của Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam

sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 14:53

(CL&CS) - Ngày mai (19/3), tại TP Châu Đốc, tỉnh An Giang long trọng làm lễ đón bằng UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ít ai biết rằng, để có thành quả ấy, Di sản này đã trải qua hành trình 8 năm không mệt mỏi...

Fansipan – Điểm đến tái tạo năng lượng dịp nghỉ lễ tháng 4

Fansipan – Điểm đến tái tạo năng lượng dịp nghỉ lễ tháng 4

sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 14:31

(CL&CS) - Với kỳ nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương kéo dài 3 ngày và dịp lễ 30/4 – 1/5 lên tới 5 ngày, Fansipan (Sa Pa) là điểm đến vui chơi, nghỉ dưỡng được ưu ái hàng đầu phía Bắc.

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 09:11

(CL&CS) - Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.