Eximbank dự kiến tăng vốn điều lệ 20% sau 11 năm giậm chân tại chỗ

(CL&CS) - Năm nay, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) sẽ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận các năm 2017 - 2021, tỷ lệ 20%. Đây là lần đầu tiên, Eximbank tăng vốn điều lệ kể từ năm 2021.

Eximbank

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của Eximbank có sự tham dự của 159 cổ đông, sở hữu 1.165.828.334 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 94,82% vốn điều lệ của ngân hàng.

Ngày 28/4, Eximbank đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 nhưng chỉ có 56% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự. Căn cứ quy định pháp luật và điều lệ của Eximbank về điều kiện tiến hành họp đại hội, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của cổ đông dự họp đại diện thấp hơn 65% nên đại hội không đủ điều kiện tiến hành.

Ngày 27/5, Eximbank tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 lần 2. Trong đó, đáng chú ý là tờ trình tăng vốn điều lệ 20% bằng hình thức phát hành 245.886.580 cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận các năm 2017 - 2021. Vốn điều lệ sẽ tăng từ 12.355 tỷ đồng lên 14.814 tỷ đồng.

Lần tăng vốn điều lệ gần nhất của Eximbank là vào năm 2011, ngân hàng đã tăng vốn điều lệ từ 10.560 tỷ đồng lên 12.355 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 17%. Vào thời điểm đó, vốn điều lệ của Eximbank thuộc nhóm cao nhất thị trường. Tuy nhiên, những kế hoạch kinh doanh sai lầm và tranh giành quyền lực của các nhóm cổ đông nên ngân hàng rơi vào trạng thái tăng trưởng chậm trong tất cả các chỉ tiêu tài chính. Do đó, Eximbank bị nhiều ngân hàng phía sau vượt mặt.

Năm 2021, Eximbank đạt 1.205 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Tại thời điểm 31/12/2021, ngân hàng đạt 165.832 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 3,4% so với đầu năm; huy động vốn tổ chức kinh tế và dân cư đạt 137.374 tỷ đồng, tăng 2,65%; dư nợ cấp tín dụng (dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 115.590 tỷ đồng, tăng 13,3%; tỷ lệ nợ xấu nội bảng (nhóm 3 - 5) ở mức 1,96%, giảm so với mức 2,52% của đầu năm.

Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của Eximbank (đơn vị tính: tỷ đồng, %).

Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của Eximbank (đơn vị tính: tỷ đồng, %).

Năm 2022, Eximbank đạt kế hoạch 2.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 107,5% so với cùng kỳ năm trước. Tại thời điểm 31/12/2022, ngân hàng dự kiến đạt 179.000 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 7,9% so với đầu năm; huy động vốn tổ chức kinh tế và dân cư đạt 147.600 tỷ đồng, tăng 7,4%; dư nợ cấp tín dụng (dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 127.149 tỷ đồng, tăng 10%; tỷ lệ nợ xấu nội bảng (nhóm 3 - 5) tối đa ở mức 1,7%.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất gọi tên VPBank

Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất gọi tên VPBank

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 08:19

(CL&CS) - Trong khuôn khổ Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 - Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 do HOSE tổ chức, VPBank chính thức được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất - nhóm vốn hóa lớn năm 2024.

VIB đóng hơn 3.102 tỷ đồng tiền thuế năm 2023

VIB đóng hơn 3.102 tỷ đồng tiền thuế năm 2023

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 07:12

(CL&CS) - Theo văn bản của Cục Thuế Doanh nghiệp lớn ngày 11/11/2024, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) đã hoàn tất nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước 8,5 tỷ đồng tiền thuế cho các năm 2022 và 2023, nâng tổng tiền thuế đã nộp cho năm 2023 lên 3.102 tỷ đồng.

Phó thủ tướng: Vàng đang là nơi trú ẩn của tiền nhàn rỗi

Phó thủ tướng: Vàng đang là nơi trú ẩn của tiền nhàn rỗi

sự kiện🞄Thứ ba, 12/11/2024, 12:01

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, có tình trạng vàng miếng tăng 18 triệu/lượng (25% so với giá vàng thế giới), nguyên nhân là giá vàng thế giới cao, tâm lý, cầu tăng cao, bất động sản đóng băng, sản xuất kinh doanh khó khăn, trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ rủi ro… vàng trở thành nơi trú ẩn của tiền nhàn rỗi.