Media chất lượng & cuộc sống
Thứ sáu, 18/12/2020, 07:09 AM

Du lịch Việt Nam phải mất tới 4 năm để về mức trước khủng hoảng vì COVID-19

(CL&CS) - Năm 2020 sắp kết thúc với những ghi nhận buồn của ngành du lịch khi bị đại dịch COVID-19 càn quét. Du lịch và ngành vận tải hành khách trở thành những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất với thiệt hại ước tính khoảng 23 tỷ USD.

Mới đây, CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố Top 10 Công ty du lịch và  5 Công ty Vận tải hành khách uy tín năm 2020, dẫn thông tin của Hội đồng Lữ hành & Du lịch Thế giới (WTTC) cho biết, trên toàn cầu, ngành du lịch đã đóng góp tới 8.900 tỷ USD vào GDP toàn cầu năm 2019, tương đương với mức đóng góp 10,3% và 330 triệu việc làm.

Dự báo ngành du lịch Việt Nam phải mất 3-4 năm nữa mới phục hồi như trước (Ảnh: KC)

Dự báo ngành du lịch Việt Nam phải mất 3-4 năm nữa mới phục hồi như trước (Ảnh: KC)

Du lịch Việt Nam cũng được xem là ngành kinh tế mũi nhọn mà 2019 là năm thành công với mức tăng trưởng thần kỳ. Việt Nam đã đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018, xếp hạng 7/10 quốc gia tăng trưởng về du lịch cao nhất. Ngành Du lịch Việt Nam được vinh danh với nhiều giải thưởng du lịch toàn cầu danh giá, năng lực cạnh tranh tiếp tục cải thiện trong bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Tuy nhiên, bước sang năm 2020 khi đại dịch COVID-19 xuất hiện và bùng phát toàn cầu, du lịch và vận tải hành khách trở thành những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ước tính du lịch quốc tế giảm khoảng 80% trong năm 2020. 

Còn theo ước tính của Tổ chức Du lịch Thế giới - Liên hợp quốc (UNWTO) trong 6 tháng đầu năm 2020, mức giảm doanh thu của ngành du lịch gấp 5 lần mức ghi nhận vào năm 2009 thời điểm bùng nổ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong 6 tháng đầu năm 2020, ngành du lịch thế giới suy giảm khoảng 70%, thiệt hại từ du lịch quốc tế toàn cầu ước khoảng 1.000 tỷ USD, với lượng khách quốc tế toàn cầu sẽ giảm 1 tỷ lượt người và kéo theo 100-120 triệu việc làm trực tiếp trong ngành du lịch mất đi.

Việt Nam đã dừng đón khách quốc tế từ tháng 3/2020 cho đến nay và chỉ còn hoạt động du lịch nội địa. Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đại dịch COVID-19 khiến khách quốc tế đến Việt Nam năm 2020 giảm ít nhất 70% so với năm 2019; khách nội địa giảm 50%; khách đi nước ngoài giảm 85%, doanh thu giảm trên 61%; ước tính tổng thiệt hại lên tới 23 tỷ USD.

Tính đến hết 11 tháng năm 2020, khách quốc tế đến Việt Nam ước 3,8 triệu lượt người, giảm 76,6% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 16.600 tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng mức và giảm 58,6% so với cùng kỳ 2019.

Báo cáo của Tổng cục Du lịch cho biết chỉ trong trong 6 tháng, ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến 95% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Việt Nam dừng hoạt động. Có 137 doanh nghiệp lữ hành quốc tế xin thu hồi giấy phép, nhiều doanh nghiệp lỗ nặng trong 6 tháng đầu năm 2020.

Với tình hình dịch bệnh chưa có hồi kết như hiện nay, một thách thức mà các doanh nghiệp du lịch đang phải đối mặt đó là nhu cầu du lịch sụt giảm. UNWTO dự đoán việc phục hồi của ngành du lịch về mức trước khủng hoảng dự kiến ​​sẽ mất tới 3 - 4 năm. Du lịch nội địa đang tạo ra một sự thúc đẩy rất cần thiết để giúp duy trì nhiều điểm đến và doanh nghiệp du lịch và sẽ tiếp tục là động lực phục hồi chính trong ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên, khi các hoạt động du lịch trong nước đã có một số khởi sắc thì một phần do ảnh hưởng các hạn chế đi lại quốc tế và hành vi của khách du lịch thay đổi, người dân sẽ khó khăn trong việc sắp xếp được thời gian và tài chính để đi du lịch. Vì vậy, mức du lịch nội địa vẫn sẽ giảm mạnh trong năm 2021.

Theo khảo sát của Vietnam Report, có đến 60% doanh nghiệp cho rằng sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, doanh nghiệp sẽ cần 13 -18 tháng để phục hồi, có 20% doanh nghiệp chỉ cần từ 7 -12 tháng để có thể phục hồi tình hình kinh doanh như trước. Trong nhiều năm tới, xu hướng đi du lịch theo nhóm nhỏ cùng gia đình hoặc giữa những người bạn bè quen biết hơn là theo các nhóm đông như trước đây.

Ngoài ra, nhu cầu đi du lịch tự túc cũng chiếm tới 67%, đi tour trọn gói qua các doanh nghiệp du lịch chiếm gần 23%, mua tour từng phần của dịch vụ du lịch chỉ chiếm khoảng 10%. Khảo sát cũng chỉ ra có 82,2% người lựa chọn đi du lịch trong nước; 13,8% lựa chọn đi du lịch ở các địa điểm trong và gần tỉnh/thành phố nơi ở, chỉ có 4% dự định đi du lịch ở nước ngoài trong thời gian tới.

Khánh Chi

Bình luận

Nổi bật

Bản tin CL&CS: Tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh vận tải dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Bản tin CL&CS: Tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh vận tải dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:05

(CL&CS) - Những nội dung chính: Hà Nội: Tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh vận tải dịp nghỉ lễ; Tạo bứt phá về năng suất, chất lượng từ KHCN và đổi mới sáng tạo; Công an Hà Nội xử lý hàng loạt học sinh, sinh viên vi phạm giao thông; Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 5,5% trong năm 2024.

Bản tin CL&CS: Tích hợp hệ thống quản lý nâng cao năng suất chất lượng

Bản tin CL&CS: Tích hợp hệ thống quản lý nâng cao năng suất chất lượng

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 22:00

(CL&CS) - Những nội dung chính: Tích hợp hệ thống quản lý nâng cao năng suất chất lượng; Hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Những tín hiệu tích cực từ cộng đồng; Trung tâm đăng kiểm không được tự ý từ chối xe cải tạo

Bản tin CL&CS: Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp xác định được chuẩn mực hoạt động sản xuất kinh doanh

Bản tin CL&CS: Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp xác định được chuẩn mực hoạt động sản xuất kinh doanh

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:07

(CL&CS) - Những nội dung chính: Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp xác định được chuẩn mực hoạt động sản xuất kinh doanh; Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số để xúc tiến thương mại; Bụi mịn ở Hà Nội gấp đôi quy chuẩn; Giá trị thương hiệu Việt Nam đạt gần 500 tỷ USD trong năm 2023.