Dự án chống ngập nghìn tỷ phía Tây Hà Nội vẫn ngổn ngang

(CL&CS) - Từ năm 2005 đến nay, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng vào các dự án thoát nước, chống ngập…Tuy nhiên sau những ngày mưa gần đây người dân vẫn phải hứng chịu tình trạng ngập úng nghiêm trọng, mưa lớn đã nhấn chìm hàng chục tuyến phố tại các quận nội thành, có khu vực bị nước ngập dâng cao quá yên xe máy và tràn vào nhà dân.

Nhiều dự án chống gập bị 'ứ đọng'

Mỗi khi Hà Nội xuất hiện mưa lớn kéo dài thì các tuyến đường ngập trong "biển nước" như Dương Đình Nghệ (quận Cầu Giấy), đường gom Đại lộ Thăng Long và nút giao An Khánh (nằm trên quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông), đường Quang Trung kéo dài (đoạn thuộc phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông)… đều xảy ra ngập úng cục bộ, điều này khiến nhiều người vô cùng bất ngờ lẫn lo lắng về tình trạng ngập úng nghiêm trọng.

Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, Hà Đông và Cụm công trình đầu mối Liên Mạc là 2 dự án có tổng mức đầu tư rất lớn để thoát nước, chống ngập úng cho khu vực phía tây Hà Nội gồm các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, một số huyện ngoại thành. Trong đó dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội được triển khai từ năm 2015 với tổng mức đầu tư hơn 7.400 tỷ đồng và dự án xây dựng Cụm công trình đầu mối Liên Mạc với tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng.

Cả 2 dự án này theo tiến độ, năm 2020, đáng ra phải phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, đến nay, theo báo cáo nó vẫn đang trong quá trình triển khai, việc thoát nước ở khu vực các quận vẫn là tự chảy. Thậm chí, như trạm bơm Yên Nghĩa dù đã hoàn thành nhưng kênh dẫn nước cho trạm bơm lại chưa xong, chưa có đủ nước để dẫn về trạm bơm dẫn đến công trình nằm bất động trong mùa mưa lũ.

Trạm bơm tiêu nước phía Tây Hà Nội (Đông La - Yên Nghĩa), thuộc phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP. Hà Nội được cho là lớn nhất Đông Nam Á hiện nay, với công suất 120m3/s, có chức năng bơm tiêu nước cho gần như toàn bộ khu vực phía Tây Hà Nội tại các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, huyện Hoài Đức… Dù đã khánh thành và đi vào vận hành hơn 2 năm nay, tuy nhiên, theo những người dân sinh sống gần khu vực trạm bơm chưa một lần thấy trạm bơm vận hành hết các tổ máy.

Đơn cử như chiều tối 29/5 nhiều tuyến phố ở khu vực phía Tây Hà Nội ngập trong nước, nhưng ghi nhận của phóng viên lúc 17h30 trạm bơm chưa vận hành tổ máy nào, đến 21 giờ tối trạm bơm tiêu chỉ đủ nước để hoạt động 3 tổ máy.

Giữa lòng kênh nhiều đoạn ngổn ngang ụ đất, ngăn dòng chảy của nước.

Đáng chú ý, khu vực gần trạm bơm tiêu là đầu cầu vượt đường tàu thuộc đường Nguyễn Trác, gần chung cư Xuân Mai và khu đô thị Đô Nghĩa, cách trạm bơm khoảng 1km nhưng trận mưa rạng sáng ngày 23/5 cũng ngập nặng, nhiều người dân không ra khỏi chung cư đi làm được, ô tô chết máy giữa dòng nước khi đường nhựa biến thành sông.

Theo ghi nhận, ở thời điểm hiện tại, hệ thống kênh tiêu nước của dự án mới chỉ hoàn thành theo từng đoạn. Nhiều đoạn quây tôn kín nhưng chưa thi công, có đoạn lòng kênh chỉ còn độ rộng khoảng vài mét vì bị đất đá trong quá trình xây dựng san lấp chiếm dụng. Đồng thời, giữa lòng kênh vẫn còn nhiều đoạn ngổn ngang ụ đất, cản dòng chảy của nước.

Ngoài những công trình lớn, thành phố cũng dành hơn 12 nghìn tỷ đồng để triển khai các dự án đầu tư xây dựng thủy lợi góp phần tiêu thoát nước đô thị như: Xây dựng trạm bơm Văn Khê và hệ thống tiêu ra sông Hồng; cải tạo, nâng cấp trạm bơm tiêu Đông Mỹ...Nhưng tất cả đến nay cũng chưa ở đâu được như kỳ vọng ban đầu…Kết quả của những công trình “nghìn tỷ” là mỗi khi mưa to, Hà Nội lại thành “sông”, một việc "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Nguyên nhân thì vẫn luôn được lý giải cũng chẳng có gì mới, lượng mưa quá lớn, vượt quá năng lực tiêu thoát của hệ thống thoát nước thủ đô…

Nguyên nhân do đâu?

Theo đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống kênh dẫn nước đến trạm bơm chưa đồng bộ, mực nước sông Nhuệ dâng cao, Xây dựng cụm công trình đầu mối Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa và cứng hóa kênh La Khê thuộc dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội đến nay chưa hoàn thành. Dẫn tới Trạm bơm tiêu nước Tây Hà Nội, lớn nhất Đông Nam Á được đầu tư nhiều nghìn tỷ do Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Sông Nhuệ quản lý, vận hàng đang "nghỉ ngơi" vì... khát nước.

Người dân cho rằng nhiều khu vực ở Hà Nội ngập sâu là do quy hoạch hệ thống cống thoát nước không theo kịp với mức độ phát triển đô thị, công tác bảo quản, khai thác, lưu thông dòng chảy còn hạn chế dẫn đến bị tắc nghẽn dòng chảy.

Thêm nữa, ý thức của bộ phận người dân phá hoại nắp cống, xả thải chất thải rắn, nhựa làm hư hỏng hệ thống thoát nước bởi sau khi nước rút rác thải rất nhiều. Đó là chưa kể ở Hà Nội có những cửa hàng bán đồ ăn uống, dầu mỡ cứ xả thẳng xuống cống lâu ngày làm tắc cống.

Thanh Xuân

Bình luận

Nổi bật

Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI

Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:42

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 19/11 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.

Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại

Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30

Theo các chuyên gia đánh giá, thị trường đất nền "hút khách" trở lại do chịu tác động mạnh từ hai yếu tố. Thứ nhất là xu hướng tăng giá mạnh của phân khúc căn hộ chung cư đã đẩy một bộ phần nhà đầu tư chuyển dịch sang đất nền. Thứ hai là quy định cấm phân lô bán nền sẽ làm khan hiếm nguồn cung.

Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?

Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30

Theo ông Trần Quang Trung - Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, giá căn hộ tại Hà Nội tăng nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ra phản ứng “sốc tạm thời” nhưng trong chặng đường tới năm 2030 thì đây mới chỉ là sự khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới.