Đổi mới sáng tạo - chìa khóa cho khát vọng phát triển
(CL&CS) - Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp chính là chìa khóa cho khát vọng phát triển, và vì vậy các hạn chế, bất cập về cơ chế, chính sách cần sớm được tháo gỡ để có thêm nhiều doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nhờ ứng dụng khoa học, công nghệ.

Đổi mới sáng tạo là chìa khóa cho khát vọng phát triển.
Xu thế hội nhập và đổi mới công nghệ đặt ra cho Việt Nam những vấn đề rất mới trong quá trình phát triển, đi tắt, đón đầu để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả nền kinh tế. Trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế nước ta tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào vốn, tài nguyên, lao động, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động, nhưng đây lại là thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp làn thứ tư.
Bởi vì, dựa vào những lợi thế này là không bền vững, không giúp cho nền kinh tế Việt Nam tiến xa như kinh nghiệm của các nước đi trước. Thậm chí trong quá trình hội nhập sâu rộng, mô hình đó có thể khiến nền kinh tế nguy cơ lệ thuộc bên ngoài nhiều hơn, khó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu,…
Điều đó sẽ làm suy yếu khả năng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế; tăng trưởng kinh tế tác động xấu đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác cạn kiệt; nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, mất nhiều thập kỷ vẫn không trở thành quốc gia phát triển.
Do vậy, việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào công nghệ, đổi mới sáng tạo để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững là tất yếu trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa thật sự có động lực để đổi mới sáng tạo, chưa mong muốn đổi mới công nghệ. Vấn đề chưa hẳn là doanh nghiệp thiếu tiền, mà do họ không biết bắt đầu từ đâu và phải làm gì với đổi mới sáng tạo nên họ rất cần được hỗ trợ về mặt tri thức, kỹ năng.
Thời gian qua, nước ta đã hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo có đủ thành phần như viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, các tổ chức thuộc chính phủ, tổ chức trung gian kết nối, cùng với đó là các công cụ chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo cho nên cần vận hành trúng đích hơn.
Các tổ chức hỗ trợ đừng chờ doanh nghiệp đến với mình, đừng phó mặc doanh nghiệp thụ hưởng chính sách mà hãy đến với doanh nghiệp, "khám sức khỏe" cho doanh nghiệp về mặt công nghệ, tài chính, xem họ vướng gì trong đổi mới sáng tạo, từ đó, có các chương trình hỗ trợ cụ thể.

Việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào công nghệ, đổi mới sáng tạo để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững là tất yếu trong tương lai.
Trao đổi với báo chí, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Phó viện trưởng phụ trách Viện Năng suất Việt Nam nhận định, các hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp thường tự phát, không mang tính hệ thống, do đó kết quả đạt được chưa như mong muốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có điểm yếu là không phát hiện ra cơ hội đổi mới, không có phương pháp, công cụ phân tích để đánh giá tiềm năng đổi mới trong cả quá trình.
Theo ông Lâm, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo một cách toàn diện, doanh nghiệp cần tiếp cận bộ ISO 56000 - bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý đổi mới. Bộ tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp thiết lập được nền tảng để đổi mới, đặc biệt hữu ích cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo vì các doanh nghiệp này thường thiếu bí quyết công nghệ, phương pháp quản trị và nguồn lực để thực hiện đổi mới. Bộ tiêu chuẩn đưa ra hướng dẫn chung đối với tất cả loại hình đổi mới, như đổi mới sản phẩm, dịch vụ, quá trình, mô hình kinh doanh...
Về phía doanh nghiệp, họ mong muốn sớm được tháo gỡ bất cập trong cơ chế, chính sách để góp phần lành mạnh thị trường, các sản phẩm khoa học khẳng định được giá trị, không bị đánh đồng với các sản phẩm kém chất lượng, tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới sáng tạo.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 7.500 USD. Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp chính là chìa khóa cho khát vọng phát triển, và vì vậy các hạn chế, bất cập về cơ chế, chính sách cần sớm được tháo gỡ để có thêm nhiều doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nhờ ứng dụng khoa học, công nghệ.
Theo VietQ.vn
- ▪Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa
- ▪Khoa học công nghệ là nền tảng nâng cao năng suất, chất lượng
- ▪Nâng cao năng suất, chất lượng nền kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững
- ▪Hà Nội: Hỗ trợ khoảng 1.500 doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng giai đoạn 2021-2030
Bình luận
Nổi bật
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa phát triển lĩnh vực dữ liệu, để Việt Nam sớm trở thành quốc gia số
sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 08:12
Ngày 22.3, tại Hà Nội, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia đã chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ I (2025-2030).
Ra mắt Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia
sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 08:02
Ngày 22/3, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030. Đại tướng Lương Tam Quang giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia .
Tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Tuyên Quang
sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 07:42
(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và chủ động triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.