Đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất chất lượng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp
(CL&CS) - Đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh đang trở thành ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.
Doanh nghiệp chuyển mình nhờ đổi mới công nghệ
Thời gian qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ. Theo thống kê, cả nước hiện có 60/63 tỉnh, thành ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình 1322). Đồng thời, 32 địa phương đã thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, tạo nguồn lực hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

Doanh nghiệp chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả, năng suất chất lượng. Ảnh minh họa
Không chỉ ở tầm vĩ mô, các địa phương đã chủ động triển khai các mô hình hỗ trợ đổi mới sáng tạo mang tính thực chất. Tại Bắc Ninh các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, chuyển đổi số và xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đang phát huy hiệu quả rõ rệt. Mới đây, tại buổi gặp mặt gặp mặt doanh nghiệp tư nhân lĩnh vực khoa học công nghệ tỉnh Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao nỗ lực của tỉnh trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng công nghệ mới, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất với doanh nghiệp FDI.
Đặc biệt, Bắc Ninh đã ra mắt Quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo, quy hoạch các khu đô thị đại học, khu nghiên cứu phát triển tập trung, từng bước hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại chỗ. Theo Phó Thủ tướng, việc Bắc Ninh và Bắc Giang phối hợp chặt chẽ để trở thành cực tăng trưởng của cả nước là hoàn toàn khả thi, với động lực từ công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Tại Hà Nội, là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ (180/800 DN, chiếm 22,5%) phong trào đổi mới công nghệ đang tạo ra hiệu quả thiết thực. Nhiều doanh nghiệp như Công ty CP Dược phẩm CPC1 Hà Nội hay Công ty CP Xây dựng và Thiết bị công nghiệp CIE1 đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, dần thay thế hàng ngoại nhập, tối ưu quy trình sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, hành trình đổi mới không ít chông gai. Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Quốc Hà chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khi tiếp cận thông tin công nghệ mới, định giá, thẩm định và lựa chọn công nghệ phù hợp. Bên cạnh đó, thị trường công nghệ chưa phát triển đồng bộ, cơ chế kết nối cung - cầu còn nhiều hạn chế.
Để tháo gỡ, Hà Nội đang hoàn thiện hệ thống chính sách, đặc biệt là chuẩn bị đưa vào vận hành Sàn giao dịch công nghệ trong năm 2025. Đồng thời, Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng cho phép áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực công nghệ mới, cho phép các trường đại học, viện nghiên cứu thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ một động thái thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, rút ngắn khoảng cách giữa ý tưởng và thực tiễn sản xuất.
Doanh nghiệp làm chủ công nghệ, làm chủ thị trường
Ở góc độ doanh nghiệp, đổi mới công nghệ không còn là lựa chọn mà là con đường sống còn. Ông Hoàng Đức Thảo - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định: “Đầu tư vào khoa học và công nghệ là cốt lõi. Cần có chính sách bảo hộ thị trường và công nghệ trong nước để doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh”. Đổi mới sáng tạo không chỉ dừng ở khâu sản xuất mà còn lan rộng sang mô hình kinh doanh, tiếp cận thị trường, phương thức quản lý.
Phó Viện trưởng Viện Tin học doanh nghiệp (VCCI) Nguyễn Trung Thực cũng cho biết, làn sóng chuyển đổi số trong sản xuất đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Việc áp dụng công nghệ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả lao động, thay đổi cả tư duy quản trị và chiến lược tiếp thị, mở rộng khả năng vươn ra thị trường quốc tế.
Đơn cử như Tập đoàn Trường Hải (THACO), Tổng Giám đốc Phạm Văn Tài chia sẻ: “Chúng tôi xác định công nghệ là đòn bẩy để tăng năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh. Nhờ đầu tư bài bản vào R&D, nhiều sản phẩm công nghệ cao của THACO đã bước ra thị trường thế giới, hình thành hệ sinh thái sản xuất đa ngành bền vững”.
Thành công của THACO hay các doanh nghiệp tại Bắc Ninh, Hà Nội không chỉ đến từ nội lực mà còn nhờ chính sách hỗ trợ đúng hướng từ Nhà nước, nhất là việc triển khai đồng bộ các Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04 tháng 5 năm 2025 của Bộ Chính trị xác định khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là con đường chiến lược và động lực tăng trưởng quan trọng nhất, đặc biệt trong khu vực tư nhân.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, đổi mới công nghệ không chỉ là yêu cầu để tăng năng suất mà còn là nền tảng để Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng, từ khai thác tài nguyên sang phát triển dựa trên tri thức, sáng tạo và giá trị gia tăng cao.
Theo VietQ.vn
- ▪Khoa học công nghệ – Then chốt phát triển nông nghiệp hiện đại
- ▪Tiêu chuẩn RFID – nền tảng công nghệ nhận dạng bền vững cho mọi lĩnh vực trong tương lai
- ▪Ứng dụng công nghệ – Chìa khóa giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa
- ▪5 trường đại học công nghệ hàng đầu Việt Nam ký kết và liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW
Bình luận
Nổi bật
Đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất chất lượng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ sáu, 16/05/2025, 11:13
(CL&CS) - Đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh đang trở thành ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.
Xây dựng mô hình sản xuất giống chuối tiêu hồng, chuối già Nam Mỹ nuôi cấy mô theo quy trình VietGAP phục vụ tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu tại Hải Phòng
sự kiện🞄Thứ sáu, 16/05/2025, 08:08
(CL&CS) - Đây là dự án do bà Cao Thanh Huyền, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng làm chủ nhiệm. Dự án được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức họp Hội đồng tư vấn thuyết minh. Phó Giám đốc Sở KH&CN Phạm Thị Sen Quỳnh chủ trì Hội nghị.
Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa trong ngành cơ khí Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
sự kiện🞄Thứ sáu, 16/05/2025, 08:07
(CL&CS) - Ngành cơ khí là "xương sống" của nền công nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững của một quốc gia. Tại Việt Nam, ngành cơ khí đã có những bước tiến nhất định, góp phần đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước, việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa trong ngành cơ khí đang trở thành vấn đề cấp thiết.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.