Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 20/11/2023, 19:32 PM

Độc lạ chiếc “cầu tõm” 3.500 tuổi cổ nhất Việt Nam và cả châu Á, truyền thông Úc đưa tin

Chiếc “cầu tõm” này được cho là cổ nhất châu Á, có niên đại 3.300 đến 3.700 năm, thuộc thời đồ đá mới.

Đài Phát thanh ABC (Úc) đưa tin về một phát hiện mang tính đột phá trong lịch sử Đông Nam Á. Theo đó nhóm chuyên gia khảo cổ Việt - Úc đã phát hiện nhà vệ sinh đầu tiên ở miền nam Việt Nam với tuổi đời lên đến hàng nghìn năm, được cho là cổ nhất ở Việt Nam (và cả châu Á).

Chiếc “cầu tõm” cổ nhất trong lịch sử

Địa điểm khai quật cách TP.HCM khoảng 30km về phía nam, thuộc di tích khảo cổ học Rạch Núi, tỉnh Long An. Nhìn bên ngoài, di tích là một gò đất cao hơn so với mặt bằng chung khoảng từ 5 đến 10m và là khuôn viên của chùa Linh Sơn (hay còn có tên khác là chùa Rạch Núi). Theo hòa thượng Thích Bạch Huệ, chủ trì chùa Rạch Núi thì, đoàn khảo cổ đã tiến hành khai quật ở đây khoảng hơn 1 tháng.

Khai quật nhà vệ sinh hơn 3.500 năm ở Việt Nam

Radio Australia News cũng chia sẻ về việc tìm thấy nhà vệ sinh được cho là thuộc loại cổ nhất châu Á không có hình thù cố định và là một bãi thải trong khuôn viên một ngôi chùa. Nguồn thông tin này cũng dẫn lời tiến sĩ Marc Oxenham, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết đã phát hiện chất thải hàng nghìn năm của con người và của chó, xương một số động vật khác và xương cá cùng rau xanh. Các nhà nghiên cứu cho rằng nơi này có lẽ là toilet cổ nhất châu Á, có niên đại 3.300 đến 3.700 năm, thuộc thời đồ đá mới.

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra quả cau và hạt kê đuôi cáo, những thứ được cho là khá phổ biến trong quá trình sinh hoạt cộng đồng của người châu Á cổ nói chung và Đông Nam Á nói riêng.

Cộng thêm việc cũng tại di tích Rạch Núi này, vào các lần khai quật trước ở năm 1978 và 2003, các đoàn khảo cổ đã từng tìm thấy các đồ gốm, nền nhà, móng nhà cùng than, tro và một số vật dụng dùng trong sinh hoạt như rìu, cành cây khô… những dấu tích về đời sống văn minh tập trung của con người thời kỳ đá mới và đồ đồng.

Tintuc_cgs_vn_20126188h19m13s

Thông tin trên báo điện tử VTC News cho biết, theo một số nhà khảo cổ học có uy tín trong nước, việc khẳng định đây là một nhà vệ sinh cổ thuộc niên đại đá mới là chưa có cơ sở và thiếu minh chứng khoa học. Cụ thể, tiến sỹ Nguyễn Hồng Kiên, chuyên gia khảo cổ học thuộc Viện khảo cổ học Việt Nam cho rằng, thông tin về nhà vệ sinh cổ đại là thiếu cơ sở và chưa có chứng cớ khoa học rõ ràng.

Hơn nữa, đây có thể đơn giản chỉ là bãi thải hay một dạng đàn tế lễ động vật sau đó con người và chó ăn rồi thải ra mà thôi. Với kiến thức và trình độ cách đây 3.500 năm, việc hình thành một nhà vệ sinh là điều không hợp lý và vội vàng trong kết luận.

Trên thực tế, nếu đây thực sự là một nhà vệ sinh cổ đại thì quả là một sự kiện gây chấn động không chỉ ngành khảo cổ học Việt Nam và còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử văn minh loài người nói chung và văn minh châu Á nói riêng bởi xét trên bình diện thế giới, không có nhiều nơi phát hiện được những đồ khảo cổ học có giá trị hàng nghìn năm như thế.

Được biết, khi nghiên cứu xong, đoàn khảo cổ đã lấp đất đi hết. Hiện nay, nơi đây chỉ như một bãi đất hoang và phải nhìn kỹ mới thấy dấu vết đào bới. Tuy nhiên, nhà chùa vẫn phải đóng cửa, canh phòng nghiêm ngặt để đề phòng những sự cố bất trắc khác.

Mong ước đổi đời từ “cầu tõm” cổ

cau2-2205

Tấm biển di tích

Trong khi các nhà khảo cổ học đang tranh luận để tìm ra những giá trị lịch sử chính xác thì ở địa phương và các vùng lân cận, nhiều tay buôn đồ cổ, sưu tầm các hiện vật khảo cổ lại nô nức rủ nhau vào Rạch Núi hòng tìm những cổ vật mà chúng cho là có giá trị kinh tế cao. Với nhiều người, được sở hữu những chiếc rìu, chiếc chén, bát hay bất cứ đồ vật nào của cha ông ta để lại từ hơn 3.500 năm trước thì quả là giá trị vô cùng.

Có thể nói, sau sự kiện “toilet” 3.500 tuổi này, khu vực Rạch Núi đã bị rất nhiều người tìm đến đào bới, tìm kiếm với niềm tin hão huyền vào giá trị linh thiêng của những cổ vật ngàn năm sẽ giúp họ đổi đời. Chính vì thế, nhà chùa và cơ quan chức năng đã phải khóa cổng, rào kín khu vực. Tuy nhiên, việc bảo vệ là rất khó vì khuôn viên di tích rất rộng lớn, chừng 1ha với nhiều vùng hoang hóa, tiếp giáp nhiều nơi. Có lẽ, cũng chính vì lý do này mà hàng ngàn cổ vật có giá trị nghiên cứu đã bị lấy mất và rơi vào tay những người có thú đam mê sưu tầm cổ vật.

Khai quật nhà vệ sinh hơn 3.500 năm ở Việt Nam (1)

Về Rạch Núi, ngoài những người lên chùa Rạch Núi cầu an, cầu phước thì còn rất nhiều người muốn chiêm ngưỡng tận mắt nhà vệ sinh lâu đời nhất châu Á. Có thời điểm, không khí nhộn nhịp bao trùm khắp cả vùng quê từ sáng tới đêm muộn.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Loại lá là ‘thuốc chữa bách bệnh’ mọc dại đầy ở Việt Nam, vừa giúp điều trị bệnh tiểu đường, lại tốt cho tim mạch

Loại lá là ‘thuốc chữa bách bệnh’ mọc dại đầy ở Việt Nam, vừa giúp điều trị bệnh tiểu đường, lại tốt cho tim mạch

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 22:13

Người Việt thường sử dụng quả của loại cây này nhưng ít ai biết rằng lá của nó cũng chính là một “vị thuốc” quý.

Thành phố đông dân nhất Việt Nam lên kế hoạch phát triển 68ha công viên, trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh nhằm làm giảm hiệu ứng ‘đảo nóng đô thị’

Thành phố đông dân nhất Việt Nam lên kế hoạch phát triển 68ha công viên, trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh nhằm làm giảm hiệu ứng ‘đảo nóng đô thị’

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 20:33

Thành phố này đặt chỉ tiêu giai đoạn 2024-2025 phát triển tối thiểu 68ha công viên công cộng, tối thiểu 4ha mảng xanh công cộng, trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh.

'Trúng mánh' nhờ đào được cục vàng 2kg, người đàn ông mất ngủ 3 đêm, có người trả giá 2,7 tỷ đồng vẫn chưa bán vì 1 lý do

'Trúng mánh' nhờ đào được cục vàng 2kg, người đàn ông mất ngủ 3 đêm, có người trả giá 2,7 tỷ đồng vẫn chưa bán vì 1 lý do

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 20:33

Vô tình đào được cục vàng lớn, người đàn ông không giấu được bất ngờ, mất ngủ 3 đêm.