Doanh nghiệp và người dân được hưởng chính sách hỗ trợ gì về thuế, phí?

(CL&CS) - Để khắc phục tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và giúp nền kinh tế vượt qua thách thức của dịch bệnh, Việt Nam đã kịp thời triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và người dân, trong đó một số công cụ về thuế, phí, và lệ phí....

Tổng cục Thuế vừa tập hợp về các chính chính về thuế, phí hỗ trợ DN, người dân trong năm 2020 và 2021. Đáng chú ý là các chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất và hoản một số loại thuế.

Cụ thể, gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền thuê đất trong năm 2020 và 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 (Nghị định 41/2020/NĐ-CP và Nghị định 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ); Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2020 (Nghị định 109/2020/NĐ-CP của Chính phủ)

1

Một số loại thuế được giảm như giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với các đối tượng trả tiền thuê đất hàng năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 15 ngày trở lên (Quyết định 22/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); Giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 đối với Tổ chức, đơn vị, DN, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm (Quyết định 27/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2020 đối với DN, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng (Nghị quyết 116/2020/QH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội- UBTVQH, Nghị định 114/2020/NĐ-CP của Chính phủ);; Giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/8/2020 đến hết ngày 31/12/2021 để hỗ trợ ngành hàng không (Nghị quyết 979/2020/UBTVQH14 và Nghị quyết 1148/2020/UBTVQH14 của UBTVQH); Giảm trừ nghĩa vụ thuế TNCN: điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế (từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng) và người phụ thuộc (từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng) để giảm nghĩa vụ thuế cho cá nhân (Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 của UBTVQH)

Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2021/NĐ-CP hướng dẫn về thực hiện chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của DN, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, áp dụng trong năm 2020 và 2021.

Bộ Tài chính cũng ban hành một loạt Thông tư, Quyết định giảm phí, lệ phí như giảm mức thu hơn 30 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19 đến hết ngày 31/12/2021(Thông tư 47/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính); Miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng để phục vụ việc phòng chống dịch bệnh như khẩu trang y tế, nguyên liệu để sản xuất khẩu trang, nước rửa tay sát trùng...(Quyết định 155/QĐ-BTC, Quyết định 1921/QĐ-BTC của Bộ Tài chính); miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025 (Nghị quyết 107/2020/QH14 của Quốc hội.)

Trước tình hình dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, nhằm chia sẻ khó khăn với DN, người dân, UBTVQH ban hành Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Bộ Tài chính cũng đã khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15, trong đó hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế gồm: (i) Giảm thuế TNDN phải nộp của năm 2021 đối với DN, tổ chức có doanh thu không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với năm 2019; (ii) Miễn thuế (thuế TNCN, thuế GTGT và các loại thuế khác) trong quý III- IV/2021đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19 trong năm 2021; (iii) Giảm mức thuế GTGT đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ trong các ngành nghề; (iv) Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong các năm 2020, 2021 đối với các DN, tổ chức phát sinh lỗ trong năm 2020.         

Theo Tổng cục Thuế, các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất nêu trên được đánh giá là kịp thời, theo dõi sát hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, người dân trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, đồng thời nghiên cứu các biện pháp về chính sách tài khoá nói chung, về thuế nói riêng của các quốc gia trên thế giới, đã có tác động tích cực và được cộng đồng DN, nhân dân đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng của nền kinh tế..,

Không có phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp

 Đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Để khắc phục tác động tiêu cực và giúp nền kinh tế vượt qua thách thức của dịch bệnh, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế kịp thời triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, trong đó một số công cụ về thuế, phí, và lệ phí.

Theo Tổng cục Thuế,  việc áp dụng hệ thống chính sách, quản lý thuế hoàn chỉnh với những cải cách mạnh mẽ hướng đến nâng cao môi trường đầu tư kinh doanh tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế. Theo đó, chính sách thuế hiện hành không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, loại hình DN, giữa DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Tổng cục Thuế cũng khẳng định, việc quy định nghĩa vụ thuế và ưu đãi thuế áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế cho tất cả các nhà đầu tư, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia và các vùng, miền trong cả nước.

Nhị Thanh

Bình luận

Nổi bật

Ngân hàng số phát triển “thần tốc” trong kỷ nguyên công nghệ

Ngân hàng số phát triển “thần tốc” trong kỷ nguyên công nghệ

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 09:11

(CL&CS) - Hơn bao giờ hết, làn sóng công nghệ đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động tài chính - ngân hàng, khi người dân ưu tiên phương thức thanh toán không tiền mặt.

Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024

Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 14:23

(CL&CS) - Vietcombank, Techcombank, BIDV, VietinBank và MB là những ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận trong quý 1/2024. Lợi nhuận trước thuế của top 5 chiếm đến 52,3% tổng lợi nhuận của 27 ngân hàng niêm yết.

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:55

(CL&CS) - Vừa qua, tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại đã không ngừng đầu tư công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối vào hoạt động nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho khách hàng.