Thứ bảy, 14/08/2021, 19:57 PM

Doanh nghiệp phản ánh gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến xác định mã số hàng hóa và trị giá hải quan

(CL&CS) - Thông tin từ Tổng cục Hải quan, thời gian qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có thông tin về việc trong quá trình làm thủ tục hải quan, một số doanh nghiệp phản ánh gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến xác định mã số hàng hóa và trị giá hải quan.

Thực tế có nhiều nguyên nhân, do cách hiểu khác nhau về áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật, do tính chất đặc thù của lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt là lĩnh vực mã HS và trị giá hải quan, do thông tin khai báo từ phía DN chưa đầy đủ hoặc do năng lực thực thi của một số cán bộ công chức hải quan… Cụ thể:

Việc  phân loại hàng hóa hiện nay vẫn tồn tại các trường hợp áp dụng mã số không thống nhất đối với cùng mặt hàng là do:

Mục tiêu khi xây dựng các Danh mục HS của Tổ chức Hải quan thế giới, Danh mục Biểu thuế ASEAN và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam là tạo thuận lợi thương mại và kiểm soát hàng hóa cần kiểm soát nên có trường hợp mặt hàng có kim ngạch thấp, mặt hàng mới, công nghệ mới... chưa được định danh hoặc chưa có quy định cụ thể tiêu chí để phân biệt.

quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-700x350

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhiều mặt hàng được tích hợp nhiều công dụng, nhiều thành phần... dẫn tới khó xác định, khó phân biệt khi phân loại.

 Việc áp dụng quản lý rủi ro trong quá trình thông quan với mục tiêu chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để tạo thuận lợi thương mại, giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nên có thể phát sinh một số trường hợp hàng hóa thuộc tờ khai luồng xanh nhập khẩu cùng một mặt hàng nhưng doanh nghiệp khai báo mã số khác nhau, việc này sẽ được kiểm tra, điều chỉnh sau thông quan.

 Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, có một số trường hợp tiêu chuẩn của lĩnh vực chuyên ngành có thể khác lĩnh vực phân loại, doanh nghiệp có thể dựa trên tiêu chuẩn của lĩnh vực chuyên ngành để áp dụng chung cho lĩnh vực phân loại

- Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của một số ít công chức làm công tác phân loại tại cửa khẩu còn chưa được đồng đều, chuyên sâu do chế độ luân chuyển vị trí công tác theo định kỳ trong khi đặc thù của công việc này đòi hỏi kỹ thuật nghiệp vụ hiểu biết chuyên sâu về ngành hàng.

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đã và đang nỗ lực triển khai các giải pháp để khắc phục các tồn tại, tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đến xác định mã số hàng hóa như:

Tích cực phối hợp, tham gia đàm phán xây dựng Danh mục HS, Danh mục Biểu thuế ASEAN, đưa các mặt hàng dễ lẫn, khó phân loại vào Danh mục với các tiêu chí phân biệt rõ ràng để thực hiện thống nhất.

 Rà soát, đánh giá để tham gia ý kiến, đề xuất kiến nghị sửa biểu thuế với các nguyên tắc làm đơn giản hóa biểu thuế, tạo thuận lợi khi thực hiện;Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tập trung để tra cứu, thống nhất trong thực hiện phân loại. Hệ thống đang tiếp tục được nâng cấp/ xây dựng mới để sử dụng có hiệu quả hơn việc kiểm tra, kiểm soát việc khai báo, áp dụng mã số.

 Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ hải quan và cộng đồng doanh nghiệp nâng cao nhận thức, năng lực trong lĩnh vực phân loại hàng hóa.

Có các Công văn hướng dẫn thống nhất đối với các mặt hàng khó, phức tạp, các mặt hàng có ý kiến của Tổ chức Hải quan thế giới nhưng còn chưa được sửa trong Danh mục HS (còn chờ sửa theo định kỳ 5 năm một lần)...  Đồng thời xây dựng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế để làm cơ sở cho cán bộ hải quan sử dụng tra cứu, kiểm tra kiểm soát đối với mặt hàng dễ lẫn, khó phân loại, hàng có tính rủi ro cao về mã số, ngăn ngừa gian lận khi áp dụng các Biểu thuế. Qua đó cũng tăng cường tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra để giám sát việc thực hiện.

Vì vậy nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan, kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra trị giá đã được quy định đầy đủ, cụ thể tại Luật Hải quan, Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018, Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015, Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018.

Người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan. Cơ quan hải quan kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn và xử lý kết quả kiểm tra, tham vấn theo quy định. Trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá do người khai hải quan tự xác định, kê khai thì xác định trị giá. Người khai hải quan được yêu cầu cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản về trị giá hải quan, cơ sở, phương pháp được sử dụng để xác định trị giá hải quan trong trường hợp trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định.

Khi xác định trị giá thì cả người khai hải quan và cơ quan hải quan đều phải thực hiện đúng quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại các quy định nêu trên.

Nếu doanh nghiệp không đồng ý với kết quả xác định trị giá của cơ quan hải quan thì được quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

 

Thanh Mai

Bình luận

Nổi bật

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12

(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” của nhiều cơ quan, đơn vị hiệu quả hơn, giúp thấy rõ các vấn đề thuộc hoạt động nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc.

Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất

Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được áp dụng trong ngành dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ quá trình sản xuất đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu chính của GMP là đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và kiểm tra trong một môi trường kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu về độ an toàn, hiệu quả và chất lượng.