Doanh nghiệp “bốc hơi” trăm tỷ: Bao giờ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có biện pháp chế tài?

(NTD) - Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán bỗng nhiên tràn ngập thông tin doanh nghiệp “bốc hơi” trăm tỷ đồng sau kiểm toán. Điều đáng nói, tình trạng này đã diễn ra trong nhiều năm qua nhưng cổ đông tại các doanh nghiệp này vẫn chờ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có biện pháp chế tài.

6ba1479181785441
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp giảm hàng trăm tỷ đồng sau kiểm toán. (Ảnh minh họa).

“Bốc hơi” trăm tỷ sau kiểm toán

Trong suốt lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư đã nhiều lần chứng kiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp bỗng dưng giảm hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng sau kiểm toán. Thế nhưng, chưa bao giờ, thông tin lại đến dồn dập như hiện nay.

Và trong danh sách các công ty bị kiểm toán “chỉnh sửa”, có nhiều doanh nghiệp lớn. Đó là Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát (Habeco), Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP)…

Sau hoạt động kiểm toán, Công ty TNHH PwC (Việt Nam), chuyên về kiểm toán điều chỉnh lợi nhuận sau thuế của Sabeco giảm 189 tỷ đồng, từ mức 5.137 tỷ đồng xuống còn 4.948 tỷ đồng. Chỉ tiêu này giảm sâu do hàng loạt chỉ tiêu khác biến động mạnh. Trong khi doanh thu thuần được xác định tăng gần 30 tỷ đồng thì đa số chi phí giá vốn bị điều chỉnh tăng 122 tỷ đồng, chi phí tài chính lại được điều chỉnh giảm 55 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng 24 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 82 tỷ đồng.

Habeco (BHN) thậm chí còn “nặng” hơn khi cả lợi nhuận lẫn vốn chủ sở hữu đều giảm sâu. Vốn chủ sở hữu của ông lớn ngành bia miền Bắc “bốc hơi” khoảng 2.200 tỷ đồng khi quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bị điều chỉnh giảm. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế giảm 100 tỷ đồng xuống chỉ còn 658 tỷ đồng.

Thời gian vừa qua, bộ ba Sabeco - Habeco - Nhựa Bình Minh nhận được sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư vì 3 doanh nghiệp này được “quy hoạch” sẽ thực hiện những thương vụ thoái vốn khủng mang lại những khoản tiền lớn cho ngân sách Nhà nước.

Và thật trùng hợp “3 ngôi sao thoái vốn” đều có tên trong danh sách lợi nhuận giảm sâu sau kiểm toán. Nhựa Bình Minh bị điều chỉnh giảm 6,6 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán, từ mức 471,3 tỷ đồng xuống còn 464,7 tỷ đồng.

Ngoài ra, những doanh nghiệp tư nhân cũng rơi vào hoàn cảnh hao hụt lợi nhuận sau kiểm toán. Sau kiểm toán, Hoàng Anh Gia Lai mất 661 tỷ đồng, HAGL Agrico mất 388 tỷ đồng, CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo giảm 47,3 tỷ đồng, CTCP Bất động sản đầu tư VRC hao hụt 30 tỷ đồng,…

Bao giờ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bảo vệ cổ đông?

Lợi nhuận giảm sâu sau kiểm toán đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Và trong mắt nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp được “mặc định” báo cáo thường xuyên có sai sót. Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai của doanh nhân Nguyễn Quốc Cường là ví dụ điển hình nhất.

Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), khẳng định sai sót hoàn toàn có thể xảy ra vì chúng ta có rất nhiều văn bản quy định cách phân bổ các chỉ tiêu tài chính. Mà các quy định có thể gây hiểu nhầm cho kế toán.

“Tuy nhiên, không loại trừ những trường hợp cố tình nhào nặn các con số. Và tôi biết, các trường hợp này không hề hiếm. Họ cố tình vẽ ra những con số đẹp để cổ đông tin rằng họ đang hoạt động hiệu quả và mua vào cổ phiếu. Những trường hợp này kiểm toán sẽ không chấp nhận” - ông Hải cho hay.

Kết quả là, theo ông Hải, trong nhiều trường hợp, giá cổ phiếu sẽ giảm. Những cổ đông đầu tư vào cổ phiếu đó sẽ gánh chịu thiệt hại. Với những doanh nghiệp như vậy, sau nhiều lần, nhà đầu tư sẽ rút kinh nghiệm, không đầu tư vào những đơn vị quen “nhào nặn” số liệu tài chính.

“Dù vậy, vẫn có những cổ phiếu tăng giá sau khi lợi nhuận bị xác định giảm. Đó là do họ gian dối và dùng kỹ nghệ làm giá. Vì vậy, cổ đông cần tỉnh táo để bảo vệ bản thân trước những mã tăng giá bất chấp có thông tin bất lợi” - ông Hải cảnh báo.

Tuy nhiên, không chỉ nhà đầu tư tự tìm cách bảo vệ bản thân, theo ông Hải, các cơ quan chức năng cũng phải vào cuộc để bảo vệ nhà đầu tư. Ông Hải nhận xét Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nên có các chế tài cho những công ty thường xuyên có báo cáo sai lệch so với báo cáo sau kiểm toán. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần nghiêm khắc với các công ty kiểm toán.

Tùng Lâm

_NTD_So 426_10
 

 

 

Bình luận

Nổi bật

'Đường đi' đến khối tài sản hơn 1 tỷ USD của đại gia Việt U70, học vật lý hạt nhân cầm quân 'ông lớn' bán lẻ 4 tỷ USD bao phủ khắp kệ hàng siêu thị

'Đường đi' đến khối tài sản hơn 1 tỷ USD của đại gia Việt U70, học vật lý hạt nhân cầm quân 'ông lớn' bán lẻ 4 tỷ USD bao phủ khắp kệ hàng siêu thị

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 17:57

Là người đứng đầu 1 tập đoàn nổi tiếng tại Việt Nam, vị đại gia U70 này đã trải qua những hành trình dài dặc để sở hữu khối tài sản 1,1 tỷ USD (28.000 tỷ đồng).

Nhóm nhà đầu tư chi 1.300 tỷ đồng trở thành cổ đông lớn của Hoàng Anh Gia Lai

Nhóm nhà đầu tư chi 1.300 tỷ đồng trở thành cổ đông lớn của Hoàng Anh Gia Lai

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:07

(CL&CS) - CTCP Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức vừa có thêm nhóm nhà đầu tư lớn khi họ vừa chi 1.300 tỷ đồng mua cổ phiếu HAG trong đợt chào bán riêng lẻ vừa qua.

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:06

(CL&CS) - Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 143/KH-UBND về thúc đẩy triển khai Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024, năm 2025 và các công trình trọng điểm của Thành phố.