Doanh nghiệp bỏ đất đấu giá: Cần mạnh tay để “gạn đục khơi trong”
(CL&CS)-Hiện tượng các tổ chức, doanh nghiệp đấu giá đất “trên trời” rồi ung dung bỏ cọc tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đã gây nhiều nhiễu loạn cho các nhà đầu tư và để lại các hệ lụy cho thị trường bất động sản.
Chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề cách toàn diện để tìm ra biện pháp ngăn chặn tình trang trên, từ đó tạo tiền đề xây dựng thị trường lành mạnh, cùng nhau phát triển.
Doanh nghiệp coi đấu giá đất như “trò đùa”
Nhiều chuyên gia cho rằng, nhìn nhận từ sự việc vừa qua tại kỳ đấu giá đất Khu đô thị mới Thủ Thiêm, dường như các doanh nghiệp đang coi việc đấu giá đất như “trò đùa”. Liệu luật pháp đã quá dễ dãi với các doanh nghiệp để họ nhắm vào những điều kiện ưu tiên hòng trục lợi cá nhân?
Cùng sự kiện trên, có 2 trong 4 doanh nghiệp trúng thầu giá đất tại Thủ Thiêm quyết định “quay đầu” bỏ cọc khiến giới đầu tư hoang mang và lo ngại những lỗ hổng pháp lý chưa được làm sáng tỏ. Chính vì thiếu vắng tính minh bạch và hệ thống hành lang pháp lý rõ ràng, thị trường bất động sản ngày càng thiếu lành mạnh, vô tình đẩy các nhà đầu tư tiềm năng thực sự ra xa.
Theo đó, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Thương mại Bình Minh (Công ty Bình Minh) được cho là đã có văn bản gửi đến các cơ quan liên quan. Đáng chú ý, doanh nghiệp này trúng đấu giá với số tiền 5.026 tỷ đồng, cao gấp 6,9 lần so với giá khởi điểm. Không dừng lại ở đó, để trúng giá lô đất trên, doanh nghiệp này đã phải thành công vượt qua 13 đối thủ khác với 140 lượt gọi giá. Vì thế, khi thông tin Công ty Bình Minh “bỏ của chạy lấy người” lan ra khiến giới đầu tư không khỏi hoang mang.
Hiện còn hai doanh nghiệp Công ty Cổ phần Dream Republic trúng đấu giá lô đất số 3-5 (diện tích 6.446m2) phải đóng 3.820 tỷ đồng tiền sử dụng đất và 500 triệu đồng tiền lệ phí trước bạ; Công ty Cổ phần Sheen Mega trúng đấu giá lô đất số 3-8 (diện tích 8.568,1m2) đóng 4.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất chưa có động thái như Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Công ty Bình Minh.
Tuy nhiên, một chi tiết khác khiến giới đầu tư đặt ra chuyện "nối gót" bỏ cọc là dù thời hạn 30 ngày (đợt 1) phải nộp 50% số tiền trúng đấu giá đất Thủ Thiêm đã hết, nhưng đến nay (ngày 9/2), cơ quan thuế vẫn chưa nhận được tiền từ các doanh nghiệp trúng đấu giá đất.
Các chuyên gia về tài chính cho rằng, việc các doanh nghiệp trúng giá thầu giá đất Thủ Thiêm bỏ cọc là điều đã được dự báo từ trước. Bởi trong bối cảnh hiện tại, các ngân hàng vẫn chủ trương siết tín dụng cho vay bất động sản nên việc huy động vốn để thanh toán đủ cho Nhà Nước là điều “xa tầm với”.
Theo các chuyên gia đầu tư bất động sản, đã từng có hiện tượng doanh nghiệp bỏ giá rất cao một số lô đất rồi bỏ cọc nhằm gây hiệu ứng tạo mặt bằng giá ảo để mua đi, bán lại nhiều lô đất đã trúng đấu giá khác hoặc bán ra các lô đất đã gom trong khu vực nhằm thu lợi. Một số nơi có hiện tượng thông đồng giữa tổ chức tư vấn định giá với người tham gia đấu giá để “dìm giá” gây mất tính công bằng trong thị trường.
Cần mạnh tay hơn nữa để “gạn đục khơi trong”
Theo đề xuất từ giới chuyên môn, hệ thống luật pháp liên quan đến thủ tục đấu giá đất cần rõ ràng và minh bạch, đảm bảo tính linh hoạt để xử lý các tình huống phát sinh trong đấu giá loại tài sản đặc biệt như đấu giá quyền sử dụng đất...
ét ở khía cạnh thời gian, từ khi trúng đấu giá đất đến khi hủy quyết định trúng đấu giá do người trúng đấu giá không nộp đủ tiền là khá dài (180 ngày như ở Thủ Thiêm) là một kẽ hở để các công ty tham gia đấu giá thực hiện các ý đồ như thổi giá bất động sản để tăng giá trị cổ phiếu, cơ cấu lại khoản nợ trong các ngân hàng, bán hàng tồn đọng.
Tại Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến cho rằng cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan liên quan, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đấu giá, có yếu tố trục lợi trong đấu giá quyền sử dụng đất. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo rà soát các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất để đảm bảo an toàn tín dụng. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo làm tốt công tác xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất bảo đảm sát giá thị trường; quản lý chặt chẽ đối với hồ sơ đấu giá.
Ngoài ra cũng có ý kiến đề xuất nên cân nhắc thay đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản, trong đó trú trọng quy định cụ thể về đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, nên chủ trương siết chặt khâu kiểm duyệt thông tin đầu vào để xác định giá đất cụ thể.
Đối với đề xuất biện pháp cấm đấu giá 5 năm đối với doanh nghiệp bỏ cọc sau phiên đấu giá chưa đạt được hiệu quả rõ rệt. Bởi lẽ nếu một doanh nghiệp bị cấm, họ có thể dễ dàng thành lập một công ty, doanh nghiệp khác để tiếp tục tham gia đấu giá. Không ít các doanh nghiệp tham gia đấu giá trong khi chỉ vừa mới thành lập được vài tháng. Có những doanh nghiệp, công ty được thành lập ra chỉ với mục đích là tham gia vào các phiên đấu giá.
Vì thế, để vá lỗ hổng pháp lý này, đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà Nước cần nhìn nhận kỹ lưỡng những kẽ hở trước đây để tránh đi vào “vết xe đổ”. Từ việc tham khảo các đề xuất của các chuyên gia trong ngành, chúng ta có thể hy vọng về một thị trường bất động sản lành mạnh và công bằng.
Kim Yến
Bình luận
Nổi bật
Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00
Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59
Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.
Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57
Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.