Thứ năm, 11/08/2022, 10:26 AM

Đi tìm công nghệ xử lý rác thải tại Việt Nam bảo vệ môi trường

(CL&CS) - Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 70% lượng rác ở nước ta đang xử lý theo hướng chôn lấp. Nhưng chỉ 2% trong số này được chôn lấp đúng cách, nghĩa là đúng tiêu chuẩn hợp vệ sinh, bãi rác phải thu được nước thải rác.

Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới tinh đến cuối năm 2021. Trung bình mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải sinh hoạt được thải ra môi trường, con số này ngày càng phình to mà gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Rác thải của Việt Nam chủ yếu là được xử lý bằng biện pháp chôn lấp tiêu huỷ.

Rác thải của Việt Nam chủ yếu là được xử lý bằng biện pháp chôn lấp tiêu huỷ.

Quốc hội cũng đã ban hành 2 nghị quyết gồm Nghị quyết số 32/2021/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, đều đặt mục tiêu về tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 89-90%, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%.

Cùng với đó, để thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), cần phát triển các công nghệ xử lý chất thải rắn mới, thân thiện môi trường và giảm thải khí nhà kính.

Rác thải không chỉ ảnh hưởng môi trường mà còn sức khỏe của người dân, rác thải sinh hoạt gia tăng có thể trở thành vấn đề  gây đau đầu các nhà quản lý, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Bài toán khó nhất hiện nay là việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý rác phải cần có công nghệ. Nhưng với điều kiện của Việt Nam là dân số đông, khí hậu của chúng ta về lâu dài không cho phép sử dụng công nghệ chôn lấp.

 

GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ - Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT.

GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ - Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT.

Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ, cho rằng, xử lý rác phải cần có công nghệ, chúng ta không thể hô khẩu hiệu. Ví dụ như là các nước phát triển như Đức ,Anh, Đan Mạch… thì rác thải 1 tấn của người ta là từ 50 đến 80 euro trên 1 tấn, hàm lượng độ ẩm của của họ chỉ 20%, của nước ta đến 60%, công nghệ thì hạn chế, hệ thống thu gom rác thải đầu nguồn cũng không có.

Nhiều chuyên gia cho rằng:  mỗi công nghệ xử lý rất đều có ưu nhược điểm riêng,   không có công nghệ nào đều là ưu điểm. Bên cạnh đó, các địa phương căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội tình hình thực tế tại địa phương để lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.

Ông Võ Tiến Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam.

Ông Võ Tiến Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam.

Theo ông Võ Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Halcom Việt Nam cho biết: hiện nay, ở Việt Nam phổ biến là công nghệ san lấp, không phải là công nghệ xử lý rác thải, mà chỉ đưa rác thải từ chỗ này sang chỗ khác. Thực ra ở Việt Nam hiện tại rất nhiều dự án đã nhen nhóm để phát triển công nghệ xử lý rác. Tuy nhiên mới có 2 nhà máy đi vào hoạt động, một là Hà Nội và Cần Thơ.Với công nghệ đó, thực ra họ mới hoạt động được nửa năm nên rất khó để đánh giá được công nghệ ở đó có phù hợp với rác ở nước ta hay không.

Công nghệ xử lý rác thải hiện nay phải là 1 công nghệ phải đảm bảo bảo vệ môi trường đầu tiên và không gây ra cái việc dịch chuyển ô nhiễm từ nơi này sang nơi khác.Hiện tại, chôn lấp rác thực ra không phải là một công nghệ cao, nó chỉ là một đưa rác thải từ chỗ này sang chỗ khác và giưc lại ở đó. Nếu mà trong tương lai mà có một cái vấn đề nó xảy ra với địa chất với lại nước mưa hoặc là những cái điều kiện khác từ thời tiết thì có thể dẫn tới cho ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ngầm …

Ông Indronil Sengupta - Chủ tịch Việt Nam của Hội đồng kinh doanh ASEAN – Ấn Độ nhận định: Hiện tại ở Việt Nam mới có bước đầu tiên công nghệ xử lý rác. Chính vì vậy, chúng ta cần có những hoạt động đầu tư công nghệ xử lý rác hợp lý. Tôi cho rằng, Việt Nam nên lựa chọn công nghệ đơn giản, điều này sẽ giúp giảm thiểu thời gian thích ứng nghiên cứu và sử dụng công nghệ. Việt Nam hiện đang gặp vướng mắc đó là chưa có việc phân thải rác tại nguồn. Điều này có nguyên nhân từ việc chưa truyền thông để thay đổi nhận thức từ người dân. Chúng ta cần có những hành động cụ thể để thay đổi nhận thức người dân trong việc phân loại rác thải từ nguồn, sau đó đầu tư thay đổi cơ sở hạ tầng xử lý rác.

Với chủ đề “Công nghệ xử lý rác - Lựa chọn nào phù hợp”, Tọa đàm do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức nhằm trao đổi, ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, cử tri xung quanh vấn đề này; tạo điều kiện cho các tỉnh, thành, doanh nghiệp tiếp cận và quyết định lựa chọn công nghệ phù hợp để xử lý vấn đề bức xúc hiện nay; góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Choáng ngợp trước siêu công trình cống ngầm có khả năng khắc chế thủy thần: Nằm dưới lòng thành phố sầm uất nhất nhì thế giới, có tổng mức đầu tư lên đến 62.400 tỷ đồng

Choáng ngợp trước siêu công trình cống ngầm có khả năng khắc chế thủy thần: Nằm dưới lòng thành phố sầm uất nhất nhì thế giới, có tổng mức đầu tư lên đến 62.400 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 22:26

Công trình kiến trúc này được xây dựng để bảo vệ 13 triệu cư dân của thành phố khỏi mưa lớn và cơn bão nhiệt đới.

Nhà máy thủy điện 385 nghìn tỷ nằm ở độ cao 5.000m: Mất 12 năm để xây dựng, được trang bị một loại công nghệ cực thông minh

Nhà máy thủy điện 385 nghìn tỷ nằm ở độ cao 5.000m: Mất 12 năm để xây dựng, được trang bị một loại công nghệ cực thông minh

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 18:52

Đây là dự án tích hợp năng lượng sạch bao gồm thủy điện, năng lượng mặt trời và lưu trữ năng lượng, dự kiến sản xuất hơn 7,3 tỷ kWh điện mỗi năm.

Khánh Hòa: Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị trường THPT

Khánh Hòa: Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị trường THPT

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 15:14

(CL&CS) - Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa vừa có quyết định ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các cơ sở giáo dục công lập cấp THPT trên địa bàn tỉnh.