Chủ nhật, 28/01/2024, 20:26 PM

Đề xuất 2 phương pháp định giá chung đối với hàng hóa do Nhà nước định giá

(CL&CS) - Mới đây, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Theo đó, 2 phương pháp định giá là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Theo dự thảo, phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại Thông tư này bao gồm 02 phương pháp định giá là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh.

hang-hoa20240126171744

Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật giá số 16/2023/QH15 ngày 19 tháng 6 năm 2023.

Căn cứ đặc tính và giá trị của hàng hoá, dịch vụ, điều kiện về sản xuất kinh doanh, cung ứng, thị trường, lưu thông của hàng hóa, dịch vụ cần định giá, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá, cơ quan được giao thẩm định phương án giá lựa chọn áp dụng 01 phương pháp định giá là phương pháp so sánh hoặc phương pháp chi phí để lập, thẩm định phương án giá.

Dự thảo thông tư quy định, phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại thông tư này bao gồm 2 phương pháp định giá là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh.

Phương pháp chi phí

Dự thảo đề xuất giá hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau:

pp

Giá thành toàn bộ được xác định như sau:

ppi

Phương pháp so sánh

Dự thảo đề xuất việc thu thập thông tin về giá như sau: Đơn vị lập phương án giá, cơ quan thẩm định phương án giá chịu trách nhiệm toàn diện về tính trung thực của thông tin thu thập được về giá hàng hóa, dịch vụ.

Việc thu thập thông tin về giá của hàng hóa, dịch vụ tương tự gần nhất trong phạm vi 02 năm tính đến thời điểm định giá theo nguyên tắc ưu tiên thu thập trên địa bàn có tính tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội quy mô sản xuất kinh doanh hoặc từ gần đến xa so với địa bàn của hàng hoá, dịch vụ cần định giá căn cứ ít nhất một trong các nguồn thông tin sau: Giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc công bố hoặc cung cấp; Giá thực tế giao dịch thành công của các tổ chức, cá nhân ghi trên hóa đơn bán hàng theo quy định hoặc giá ghi trên hợp đồng mua bán; Giá trúng đấu thầu hoặc đấu giá; Giá kê khai hoặc giá thông báo hoặc giá niêm yết theo quy định...

Về đề xuất mức giá, dự thảo nêu rõ, trường hợp hàng hoá, dịch vụ so sánh là hàng hoá, dịch vụ giống hệt đồng thời giống hệt về điều kiện mua bán như số lượng, địa điểm, hình thức thanh toán, điều kiện thị trường và các điều kiện khác, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá, cơ quan thẩm định phương án giá căn cứ vào tài liệu thực tế thu thập được tại thời điểm định giá để xác định mức giá, trong đó:

Mức giá tối đa được xác định không cao hơn mức giá cao nhất thu thập được tại thời điểm định giá. Trường hợp ban hành giá cụ thể, cơ quan có thẩm quyền định giá cụ thể căn cứ vào thông tin thu thập được theo hướng dẫn, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm định giá, dự toán được giao (nếu có) (đối với trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước) để xác định giá cụ thể không cao hơn giá tối đa.

Mức giá tối thiểu được xác định không thấp hơn mức giá thấp nhất thu thập được tại thời điểm định giá. Trường hợp ban hành giá cụ thể, cơ quan có thẩm quyền định giá cụ thể căn cứ vào thông tin thu thập được theo hướng dẫn mặt bằng giá thị trường tại thời điểm định giá để xác định giá cụ thể không thấp hơn giá tối thiểu.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 08:55

(CL&CS) - Sáng ngày 22/4, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn “Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn” nhằm phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin về nhãn hàng hoá, các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm: ghi nhãn, yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Các nhà nghiên cứu ở Bỉ đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cải tiến hương vị bia, tuy nhiên họ nhận định kỹ thuật của người nấu bia vẫn đóng vai trò rất quan trọng.

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Mới đây, sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An tổ chức Hội thảo nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hoá sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP".