Thứ bảy, 27/04/2024, 11:53 AM

'Trái ngược' với số đông, những huyện nào tại Thủ đô Hà Nội không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính?

Đây là ba địa phương nằm trong đề án xây dựng huyện lên quận trong thời gian tới.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND TP tháng 4.2024, để xem xét một nội dung theo chương trình công tác năm 2024 và chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP.

Tại phiên họp, tập thể UBND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025.

Theo Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh, TP. Hà Nội sẽ giữ nguyên đơn vị hành chính cấp huyện là 30 đơn vị, gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã. Như vậy, TP. Hà Nội đã chốt không sáp nhập quận Hoàn Kiếm.

Riêng số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp còn 518 đơn vị, gồm 337 xã, 160 phường, 21 thị trấn. Sau sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Nội giảm 61 đơn vị, gồm 46 xã, 15 phường tại 20 quận, huyện, thị xã.

Ba huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì không thực hiện sắp xếp trong giai đoạn này, sẽ thực hiện trong đề án xây dựng huyện lên quận trong thời gian tới.

dan-phuong

Huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì không thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính trong giai đoạn này

Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính, các sở, ngành và quận, huyện, thị xã cần ứng trực, xử lý kịp thời, nhanh gọn, hiệu quả các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.

Đồng thời, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu không được để xảy ra tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu trong thực hiện các thủ tục hành chính.

Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, chủ tịch Hà Nội yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.

Trước đó, Sở Nội vụ TP. Hà Nội cho biết, việc đặt tên đơn vị hành chính mới dựa trên yếu tố truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, ưu tiên sử dụng tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi sắp xếp, hoặc được sử dụng trong quá trình hình thành và phát triển.

Trong số 16 phường mới, có 14 phường sử dụng lại tên cũ của một trong các phường bị sáp nhập, chỉ có hai phường ghép tên cũ thành mới là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Phương Liên - Trung Tự.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

'Siêu' dự án tòa tháp cao nhất Việt Nam hơn 4 tỷ USD là nơi hội tụ của nhiều nhà kiến trúc tài ba

'Siêu' dự án tòa tháp cao nhất Việt Nam hơn 4 tỷ USD là nơi hội tụ của nhiều nhà kiến trúc tài ba

sự kiện🞄Thứ hai, 06/05/2024, 19:43

Những đơn vị tham gia này đều là những tên tuổi hàng đầu đã tạo nên những tác phẩm kiến trúc cao nhất, nổi bật nhất, được coi là kỳ quan mới của thế giới.

Luật Đất đai 2024: Đề xuất thêm 6 trường hợp miễn, giảm tiền thuê đất

Luật Đất đai 2024: Đề xuất thêm 6 trường hợp miễn, giảm tiền thuê đất

sự kiện🞄Thứ hai, 06/05/2024, 17:41

Đề xuất thêm 6 trường hợp được miễn tiền thuê đất cũng như một số trường hợp giảm tiền thuê đất được xem là một trong số những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2024.

Thành phố phía Bắc vừa được Chính phủ công nhận đạt đô thị loại II: 'Đất học' hơn 760 tuổi từng lớn thứ 3 miền Bắc, là trung tâm của tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng

Thành phố phía Bắc vừa được Chính phủ công nhận đạt đô thị loại II: 'Đất học' hơn 760 tuổi từng lớn thứ 3 miền Bắc, là trung tâm của tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng

sự kiện🞄Thứ hai, 06/05/2024, 16:55

Nhờ có vị trí thuận lợi, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm văn hóa, chính trị, tôn giáo ngay từ thế kỷ XIII trong lịch sử Việt Nam.