Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 16/11/2023, 14:27 PM

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

(CL&CS) - Tính đến hết tháng 10/2023, tổng lượng khách du lịch quốc tế đạt khoảng 10 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt 99 triệu lượt khách, là điểm sáng, đóng góp tích cực, quan trọng vào kết quả phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước.

Tạo đột phá để du lịch Việt Nam cất cánh

Phát biểu tại Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc phục hồi, phát triển du lịch từ đầu năm 2023 đến nay đã đạt được một số kết quả tích cực. Cụ thể, lượng khách du lịch quốc tế 10 tháng đầu năm 2023 đã vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm với 9,97 triệu lượt; khách nội địa đạt 98,7 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 582,6 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, phát triển du lịch còn những tồn tại, hạn chế như tỷ lệ phục hồi lượng khách du lịch quốc tế còn thấp so với năm 2019 và so với năng lực chung của ngành; các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của Việt Nam chưa đảm bảo yêu cầu về tần suất, độ phủ tới các thị trường trọng điểm, chưa tổ chức được các hoạt động xúc tiến du lịch quy mô và tầm vóc quốc gia...

Trong bối cảnh ấy, ngành du lịch đặt mục tiêu năm 2023 điều chỉnh tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam lên 12- 13 triệu lượt (mục tiêu trước đó đón 8 triệu lượt khách); khách du lịch nội địa 102 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch khoảng 650 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2025, ngành du lịch phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch. Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên toàn cầu. Phấn đấu đón 18 triệu lượt khách quốc tế; 130 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 8 - 9%/năm. Đóng góp trực tiếp từ 6 - 8% trong GDP, tạo 5,5 triệu việc làm, trong đó khoảng 1,8 triệu việc làm trực tiếp...

Để kích cầu du lịch, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hơn nữa, qua đó góp phần giúp ngành du lịch phục hồi và phát triển, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã đề xuất một số giải pháp như: điều chỉnh giá điện của các cơ sở lưu trú du lịch; cơ cấu lại thị trường quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến du lịch; chuyển hướng du lịch sang du lịch xanh để phát triển bền vững, trong đó cốt lõi là bảo vệ môi trường và chuyển các dịch vụ du lịch sang dịch vụ du lịch xanh; đẩy mạnh các sản phẩm du lịch mới, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch…

Ngoài ra, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng kiến nghị, Chính phủ điều chỉnh thời hạn triển khai một số chính sách trong thời gian Covid-19 như Nghị định số 94/2021 của Chính phủ về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành, vấn đề phí thẩm định giấy phép lữ hành, vấn đề giấy phép; doanh nghiệp du lịch được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi từ phía Nhà nước… “Những gì chúng ta đã quy định, chúng tôi đề nghị Chính phủ cho phép kéo dài thời hạn thực hiện đến hết năm 2023”, ông Vũ Thế Bình kiến nghị.

Cần kiến tạo những “điểm đến” vừa mang bản sắc Việt, vừa có tính quốc tế cao, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa của ngành du lịch. Ảnh: TTXVN

Cần kiến tạo những “điểm đến” vừa mang bản sắc Việt, vừa có tính quốc tế cao, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa của ngành du lịch. Ảnh: TTXVN

Hình thành các liên kết vùng động lực tăng trưởng du lịch

Đứng ở góc độ là doanh nghiệp khách sạn, lưu trú, bà Ngô Hương, Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh và Marketing Vinpearl, Tập đoàn Vingroup cho rằng, cần kiến tạo những “điểm đến” vừa mang bản sắc Việt, vừa có tính quốc tế cao, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa của ngành du lịch. Đó chính là xu thế phát triển điểm đến đẳng cấp và đa trải nghiệm với những sản phẩm du lịch sáng tạo, độc đáo, có khả năng thu hút và giữ chân du khách liên tục trong nhiều năm, thậm chí trở thành điểm "phải đến" tại châu Á”.

Còn theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Sovico Holdings, cần tạo điều kiện để hàng không thu hút nhanh nhất, ngay dịp tháng 12/2023 và đầu năm 2024, đưa du lịch, giao thương, đầu tư quốc tế đến Việt Nam, đến tất cả các sân bay quốc tế: Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt, Vân Đồn, Hải Phòng, Huế,… bên cạnh TPHCM, Hà Nội. Đồng thời, phát động chương trình hành động quốc gia đẩy mạnh du lịch tới các sân bay, các điểm đến địa phương.

Về một số nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, định hướng phát triển xuyên suốt của du lịch Việt Nam đã được xác định trong Nghị quyết số 82/NQ-CP là "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện".

Thời gian tới, các cấp, các ngành, các địa phương và các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cần nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 82 của Chính phủ với phương châm "liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, hợp tác toàn diện", trong đó tập trung vào một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, thực hiện liên kết toàn diện, hiệu quả, phân công trách nhiệm rõ ràng, phát huy vai trò định hướng của cơ quan du lịch quốc gia (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam), vai trò đầu tàu, dẫn dắt của các trung tâm du lịch lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Cần Thơ, Quảng Ninh, Ninh Bình...).

Tiếp tục đầu tư, phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng logistics theo hướng tăng cường liên kết tỉnh, liên vùng, liên kết trong nước với quốc tế.

Thứ hai, chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, bảo đảm đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và chất lượng, phù hợp với yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập.

Thứ ba, xây dựng các mô hình, sản phẩm du lịch mới, độc đáo trên cơ sở tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Thứ năm, tăng cường quản lý môi trường du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa.

Và cuối cùng là đẩy nhanh chuyển đổi số; hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh ở Việt Nam.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Vườn quốc gia hàng đầu châu Á của Việt Nam mở tour tham quan ban đêm xem đom đóm và động vật hoang dã

Vườn quốc gia hàng đầu châu Á của Việt Nam mở tour tham quan ban đêm xem đom đóm và động vật hoang dã

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 22:39

Du khách sẽ được ngắm đom đóm, soi côn trùng và khám phá cuộc sống về đêm của các loài động vật quý hiếm như tê tê, cầy vằn, cầy Mực, mèo rừng, rái cá và culi.

Sắp ngừng khai thác đường bay siêu ngắn, khách ngồi 7 phút đã hạ cánh sau gần 30 năm hoạt động

Sắp ngừng khai thác đường bay siêu ngắn, khách ngồi 7 phút đã hạ cánh sau gần 30 năm hoạt động

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:51

Việc dừng khai thác chặng bay nối liền 2 đảo khiến người dân vô cùng lo lắng.

Ngắm ngôi làng ‘sạch nhất châu Á’ tại quốc gia ô nhiễm bậc nhất thế giới, nắm giữ cây cầu được UNESCO công nhận là Di sản

Ngắm ngôi làng ‘sạch nhất châu Á’ tại quốc gia ô nhiễm bậc nhất thế giới, nắm giữ cây cầu được UNESCO công nhận là Di sản

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:50

Mặc dù Ấn Độ được biết đến như một trong những quốc gia ô nhiễm nhất trên thế giới, nhưng một ngôi làng ở phía Đông Bắc của đất nước này lại được công nhận là nơi sạch nhất châu Á.