Thứ năm, 16/12/2021, 09:04 AM

Đào tạo trực tuyến cho giáo dục đại học Việt Nam

(CL&CS)- Đào tạo trực tuyến cần có những quy chuẩn đầu ra đảm bảo chất lượng kiến thức cho sinh viên thay vì đây chỉ là một phương thức kết nối giữa người dạy và người học.

Trong 2 năm đại dịch, nhiều hoạt động giao lưu kết nối chuyển sang hình thức trực tuyến, việc dạy và học cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Về mặt tích cực, đây cũng là cơ hội để các nhà khoa học, chuyên gia, các trường thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, giảng dạy, trao đổi chuyên môn.

Nhằm chia sẻ kinh nghiệm đào tạo trực tuyến, những biến đổi của hình thức học tập này trong thời gian tới, sáng nay (15/12) trường Đại học Mở Hà Nội kết hợp với Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam đã tổ chức hội thảo với chủ đề: “Đào tạo trực tuyến cho giáo dục đại học Việt Nam”.

gdvn-daotaotructuyen-2-6592

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ - Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam 

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục – nhấn mạnh: Cùng với Trường ĐH Mở Hà Nội, thời gian qua, hệ thống các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã tổ chức đào tạo trực tuyến bảo đảm tiến độ học tập của sinh viên, học viên. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 ở Việt Nam và tiếp tục có diễn biến phức tạp, đào tạo trực tuyến có vai trò quan trọng và trở thành phương thức đào tạo chủ lực.

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Trường ĐH Mở Hà Nội có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo trực tuyến; tuy nhiên các cơ sở giáo dục đại học khác còn gặp một số khó khăn nhất định. Do đó, hội thảo lần này là dịp để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm hỗ trợ nhau trong đào tạo trực tuyến, mang lại chất lượng, hiệu quả cao.

Nhấn mạnh, đào tạo tực tuyến là nhu cầu tất yếu, TS Dương Thăng Long – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội cho rằng, đây còn là nhu cầu tự thân đối với các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nói chung và với những trường có đào tạo từ xa nói riêng.

Công nghệ đã giúp xóa nhòa khoảng cách về chất lượng đào tạo, dù là từ xa hay trực tiếp. Theo đó, chất lượng giáo dục vẫn được cung cấp đến người học một cách tốt nhất. Để phát triển giáo dục, những ứng dụng công nghệ mới đã đem lại hiệu quả, thành công tích cực cho công tác đào tạo nói chung và các cơ sở giáo dục đại học nói riêng.

Còn theo TS.Nghiêm Xuân Huy, Viện trưởng Viện đảm bảo chất lượng, ĐHQGHN đã có một vài đánh giá về việc đảm bảo chất lượng trong đào tạo trực tuyến.

hoi-thao-dh-mo-1

Bài trình bày của TS.Nghiêm Xuân Huy tại hội thảo

Chuyên gia khuyến cáo chuẩn đầu ra là tiêu chuẩn để đánh giá chất trong đào tạo trực tuyến. Bởi điều này sẽ tác động trực tiếp đến phương pháp dạy và học.

Ngoài ra, cần tránh trường hợp áp dụng quy chuẩn đầu ra của việc học trực tiếp giống như học trực tuyến. Quan trọng hơn chuẩn đầu ra này phải phù hợp với khung trình độ Quốc gia Việt Nam.

“Hiện nay chúng ta tổ chức đào tạo trực tuyến vẫn dùng nguyên đề cương học phần của trực tiếp để áp dụng, điều này khó có thể hiệu quả. Cần có sự thay đổi chương trình đào tạo khi có sự thay đổi phương thức truyền tải, thực tế hiện nay vấn đề này chưa được chú trọng”, ông Huy bày tỏ.

Ông Nghiêm Xuân Huy cũng đi sâu vào vấn đề chưa được giải quyết hiện nay, đó là chuyển đổi từ học trực tiếp sang trực tuyến vô cùng khó khăn. Việc đào tạo phẩm chất, kỹ năng cho người học đang bị thiếu hụt nếu học sinh và thầy cô chỉ nói chuyện với nhau qua màn hình.

Để giải quyết vấn đề trên, các chuyên gia đều cho rằng bàn luận học trực tuyến thời dịch bệnh chỉ là ngắn hạn, về lâu dài trong xu hướng chuyển đổi số giáo dục cần có phương thức kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp.

Về góc độ học trực tuyến để đảm bảo chất lượng cần 4 yếu tố: người học tham dự các buổi học, có học liệu, cần có hoạt động trao đổi và đánh giá, tham vấn của giáo viên. Nếu chúng ta chỉ tham dự buổi học và nghe hướng dẫn thì mới đạt được một phần của yêu cầu.

Vai trò của giáo viên được đề cao khi cần xây dựng kế hoạch giảng dạy, thiết kế các hoạt động, kịch bản giảng dạy chi tiết; Xây dựng lịch trình học tập, cách thức tổ chức các hoạt động học tập khác nhau; Có các video bài giảng để người học có thể chủ động tiếp cận.

Cũng theo TS Phạm Như nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Đào tạo trực tuyến đang là xu thế tất yếu trong giáo dục đại học hiện đại. Hình thức đào tạo này không chỉ phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh như đại dịch Covid-19, mà còn phù hợp trong điều kiện bình thường, nhất là khi công nghệ đang hỗ trợ tích cực đổi mới cách dạy - học, nhu cầu người học đang có sự thay đổi mạnh mẽ theo xu hướng cá thể hóa.

Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Việt Nam là quốc gia tiên phong và trở thành một trong những nước đi đầu trong chuyển đổi số về giáo dục và đào tạo. Nhiều chính sách chuyển đổi số đã được ban hành và tác động tích cực tới quá trình chuyển đối số trong giáo dục, đào tạo. Đáng kể nhất là việc chuyển đổi quản lý, tổ chức đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến, phát triển hệ thống MOOCs và bài giảng điện tử trong các trường đại học, công nhận kết quả dạy học qua mạng.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Triển khai áp dụng năng suất chất lượng trong các trường Đại học, Cao đẳng

Triển khai áp dụng năng suất chất lượng trong các trường Đại học, Cao đẳng

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 20:43

(CL&CS)- Trong khuôn khổ Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030, ngày 6/5, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường phối hợp với trường Đại học Hải Phòng tổ chức Tọa đàm Tổng quan về năng suất chất lượng và áp dụng năng suất chất lượng trong các trường Đại học, Cao đẳng.

Sở Khoa học và Công nghệ An Giang: Phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Sở Khoa học và Công nghệ An Giang: Phát triển nhãn hiệu chứng nhận

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 12:09

(CL&CS) - Quá trình triển khai, nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh nhận thức giá trị của nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) An Giang, ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng của tỉnh, chất lượng, giá trị, tạo dựng uy tín cho sản phẩm của mình và chủ động nộp hồ sơ đăng ký để được cấp quyền sử dụng NHCN.

Bình Định: Phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn'

Bình Định: Phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn'

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:26

(CL&CS) - Mới đây, Sở KH&CN tỉnh Bình Định đã phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn" do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch - Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.