Thứ tư, 24/11/2021, 09:23 AM

Cùng PCI, chính quyền địa phương sẽ chấm điểm xếp hạng về môi trường

(CL&CS) - Một bản thỏa thuận hợp tác ba bên triển khai Chỉ số Xanh vừa được VCCI, USAID và Suntory Pepsico Việt Nam ký hôm nay, ngày 23/11/2021.

Khởi xướng bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với sự đồng hành của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam (SPVB), Chỉ số Xanh là sáng kiến nhằm thúc đẩy cải cách thể chế môi trường, tăng cường các dự án đầu tư chú trọng đến bảo vệ môi trường tại các tỉnh, thành phố, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm được địa bàn đầu tư quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp “xanh”.

Dự kiến Chỉ số Xanh sẽ được thực hiện lồng ghép với điều tra PCI (Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) do VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của USAID nhiều năm qua.  

Chỉ số xanh là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh: đó là mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác. 

Chỉ số Xanh hướng là sự đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng điều hành của chính quyền các tỉnh về môi trường - Ảnh: Giang Đông

Chỉ số Xanh hướng là sự đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng điều hành của chính quyền các tỉnh về môi trường - Ảnh: Giang Đông

 “Bằng việc xây dựng và công bố Chỉ số Xanh, chúng tôi mong muốn cổ vũ các tỉnh, thành phố tại Việt Nam quan tâm hơn tới phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường, cung cấp thông tin kịp thời hỗ trợ chính quyền tỉnh, thành phố trong hoạch định chính sách liên quan đến đầu tư và môi trường, thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái kinh doanh thân thiện với môi trường, định hướng các nhà đầu tư có ý thức bảo vệ môi trường, thúc đẩy nhiều dự án xanh hơn, thân thiện với môi trường hơn”, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI phát biểu tại Lễ ký kết.

“Thỏa thuận hợp tác lịch sử này ký kết đúng thời điểm Hội nghị COP26 vừa kết thúc,  nhằm thúc đẩy hợp tác vì môi trường, đề cao việc chung tay hành động để gìn giữ, bảo vệ môi trường. Hợp tác mới này đưa chúng tôi tiến thêm một bước hướng đến nâng cao nhận thức về môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững vì lợi ích của người dân và nền kinh tế Việt Nam,” Giám đốc USAID Việt Nam, bà Ann Marie Yastishock phát biểu. 

Lễ ký thỏa thuận hợp tác triển khai Chỉ số Xanh giữa VCCI, USAID và Suntory Pepsico Việt Nam

Lễ ký thỏa thuận hợp tác triển khai Chỉ số Xanh giữa VCCI, USAID và Suntory Pepsico Việt Nam

unnamed (1)

Chỉ số Xanh là một nỗ lực nhằm thúc đẩy chính quyền các tỉnh, thành phố quan tâm hơn đến phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến vấn đề bền vững môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chương trình cũng sẽ góp phần đẩy nhanh lộ trình phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam đạt được các cam kết tại Hội nghị về biến đổi khí hậu COP26 vừa qua. 

Chỉ số Xanh hướng tới đánh giá và xếp hạng chất lượng điều hành về môi trường tại 63 tỉnh, thành phố qua góc nhìn của doanh nghiệp, mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của doanh nghiệp, ứng xử môi trường của doanh nghiệp và mức độ sẵn sàng đầu tư về môi trường tại các địa phương.

Chương trình hợp tác ba bên này mong muốn đưa Chỉ số Xanh trở thành một công cụ hữu ích, cung cấp thông tin kịp thời hỗ trợ chính quyền tỉnh, thành phố trong hoạch định chính sách, thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái kinh doanh thân thiện với môi trường.

Từ năm 2005 đến nay, VCCI và USAID đã cùng nhau xây dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, đóng góp cho công cuộc phát triển khu vực kinh tế tư nhân và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cấp tỉnh tại Việt Nam. Suntory PepsiCo Việt Nam là nhà tài trợ tiên phong đến từ khu vực tư nhân tham gia vào sáng kiến Chỉ số Xanh này.

“Lễ ký kết Thỏa thuận Hợp tác triển khai Chỉ số Xanh ngày hôm nay là dấu mốc quan trọng, đánh dấu một hành trình hợp tác hữu nghị hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm và cùng thịnh vượng”, Chủ tịch VCCI – ông Phạm Tấn Công phát biểu.

Việt Nam đã rất thành công giai đoạn hơn 16 năm vừa qua trong nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh. Thành công này có đóng góp của những đạo luật có chất lượng tốt, những chính sách cải cách thủ tục hành chính đột phá, chương trình cắt giảm các điều kiện kinh doanh mạnh mẽ nhưng thành công này cũng có sự đóng góp rất quan trọng của Chương trình Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI.

Khẳng định rằng chương trình phát triển bền vững của Việt Nam trong giai đoạn tới tiếp tục cần đến sự chủ động, chung tay từ phía cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI phát biểu:

“Thực tiễn phát triển của Việt Nam cho thấy một kinh nghiệm tốt: với chính sách lớn, chương trình cải cách nào có sự hưởng ứng, chung tay và góp sức từ người dân, doanh nghiệp thì chính sách, chương trình cải cách đó sẽ rất thành công. Như hai bàn tay vỗ nên kêu, sức ép từ bên trên, từ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước kết hợp với mong muốn, nguyện vọng từ bên dưới, của doanh nghiệp và người dân thì tiến trình thay đổi sẽ nhanh hơn, phù hợp với thực tiễn hơn”.

Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 49/166 quốc gia về chỉ số xếp hạng phát triển bền vững SDG (Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc), tăng 5 bậc so với năm 2019. Trong một báo cáo năm 2020 của Liên hợp quốc, Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm đầu trong 3 nhóm quốc gia trên thế giới có tiến bộ nhanh nhất trong việc thực hiện SDG.

Việt Nam cũng là quốc gia có điểm số và thứ hạng tăng nhiều nhất trên bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) 4.0 của năm 2019, tăng 10 bậc so với năm 2018 và xếp thứ 67/141 nền kinh tế. Chỉ số GCI 4.0 thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa năng lực cạnh tranh và hai khía cạnh khác của phát triển bền vững  là sự gắn kết xã hội và tính bền vững về môi trường. 

Mới đây, tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có tuyên bố mạnh mẽ về mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Điều này thể hiện cam kết chính trị và quyết tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc đẩy mạnh chuyển đổi nền kinh tế, góp phần giải quyết những thách thức lớn toàn cầu về biến đổi khí hậu và vấn đề môi trường hiện nay.

Hà Linh Chi

Bình luận

Nổi bật

Tập trung thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn

Tập trung thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46

(CL&CS) - Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam". Tại đây, Hội nghị đã đưa ra 5 nhóm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn.

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46

(CL&CS) - Vừa qua, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững”. Hội thảo là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp.

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:16

(CL&CS) - Ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.