Dữ liệu cũ
Thứ hai, 16/09/2019, 07:21 AM

Cục An toàn thực phẩm: Hiệu quả từ việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến

(NTD) - Cục An toàn thực phẩm là một trong những đơn vị đầu tiên trong cơ quan Bộ Y tế triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, mức độ cao nhất trong dịch vụ công tại các cơ quan Nhà nước.

Phóng viên báo Người tiêu dùng đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những khó khăn và lợi ích của dịch vụ công trực tuyến trong quá trình thực hiện.

70960514_1133103766885611_1044311496907030528_n
PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm

 PV: Thưa ông, Cục ATTP đã triển khai dịch vụ công cấp độ 4 từ bao giờ và gồm những lĩnh vực nào? Kết quả thực hiện dịch vụ này đến thời điểm hiện tại đạt được kết quả như thế nào?

PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong: Áp dụng thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 là một trong những chủ trương quyết liệt của Bộ Y tế trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) là đơn vị đầu tiên thực hiện chủ trương này bắt đầu từ tháng 8/2014.

Cụ thể, từ ngày 1/8/2014, đơn vị đã triển khai cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế; từ ngày 9/9/2014, cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và từ 17/12/2014, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP.

Qua ba hệ thống dịch vụ công trực tuyến, đến nay, Cục ATTP đã trả trực tuyến cho doanh nghiệp với 11.251 giấy xác nhận nội dung quảng cáo, 132.751 giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và 4.487 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP. Cùng với đó, Cục ATTP đã cấp khoảng 18,000 tài khoản cho doanh nghiệp.

PV: Theo ông, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 thì doanh nghiệp cần làm những thao tác nào? Trong thời gian qua, việc sử dụng dịch vụ này đã mang lại ích lợi gì cho doanh nghiệp và nhà quản lý?

PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong: Khi sử dụng dịch vụ này, doanh nghiệp chỉ cần 4 bước để hoàn thành một hồ sơ Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, Cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Trong đó gồm việc khai báo hồ sơ qua mạng, nộp phí thẩm xét hồ sơ, chờ kết quả thẩm xét và cuối cùng là nhận kết quả bằng bản điện tử. Đây là hình thức dịch vụ công văn minh, hiện đại, minh bạch, mang lại các lợi ích cho doanh nghiệp như: Dịch vụ tiện lợi - không mất thời gian - không tốn công sức - tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể thực hiện nộp hồ sơ mọi lúc, mọi nơi.

Về phía nhà quản lý bảo đảm được tính công khai, minh bạch, thao tác trong việc cấp giấy chứng nhận trực tuyến bằng cách cán bộ Cục ATTP và cán bộ các Chi cục ATTP tại các địa phương chỉ cần đăng nhập vào hệ thống để tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy xác nhận cho doanh nghiệp. Như vậy sẽ không phải tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp. Hơn nữa, cán bộ quản lý và chuyên viên xử lý có thể theo dõi hồ sơ tại bất kỳ bước xử lý nào, tình trạng nào giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý hồ sơ. Nhà quản lý không phải lưu hồ sơ giấy, mất chi phí thuê kho lưu hồ sơ như trước, thuận tiện trong việc tra cứu các giấy xác nhận đã được cấp.

Trong lĩnh vực y tế gắn liền với vấn đề sức khỏe, sinh mạng của nhân dân, cải cách hành chính vẫn là điểm nóng được lãnh đạo đầu ngành quan tâm và triển khai hiệu quả. Kết quả trên có được từ sự quyết tâm, thống nhất một lòng từ người đứng đầu đến từng cán bộ, công nhân, viên chức Cục An toàn thực phẩm nhằm hướng đến một bộ máy hành chính hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân

PV: Thưa ông, trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 thì có những khó khăn, vướng mắc nào?

PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong: Trước đây, công tác thẩm xét hồ sơ về lĩnh vực an toàn thực phẩm được thực hiện theo cách thủ công truyền thống. Với các xử lý hồ sơ này, Cục An toàn thực phẩm đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc lưu trữ hàng chục nghìn bộ hồ sơ mỗi năm. Cùng với đó là việc tra cứu, thống kê hồ sơ các sản phẩm thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn, dẫn tới bị động trong công tác xử lý thông tin đặc biệt đối với những cảnh báo nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Không phải doanh nghiệp nào cũng có đầy đủ điều kiện và nhân lực có trình độ để sử dụng công nghệ thông tin. Không ít doanh nghiệp kinh doanh hộ gia đình thời gian qua phải tới Cục để các chuyên viên hướng dẫn mới có thể làm được. Về phía cơ quan quản lý cũng phải thay đổi thói quen làm việc qua mạng.

PV: Thưa ông, trong thời gian thực hiện dịch vụ trực tuyến, Cục An toàn thực phẩm phối hợp với đơn vị nào để xây dựng hệ thống báo cáo trực tuyến phát triển trong thời gian tới?

PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong: Tháng 6/2019, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Cục ATTP đã phối hợp tích cực với Tập đoàn Công nghiệp viễn thông quân đội (Viettel) xây dựng hệ thống báo cáo trực tuyến ATTP ngành Y tế từ cấp xã đến Trung ương bao gồm: Hệ thống báo cáo ngộ độc thực phẩm, Hệ thống báo cáo Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Hệ thống báo cáo công tác an toàn thực phẩm (quý, năm)…

Hiện tại hệ thống này đã được chuyển giao cho Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương cùng xây dựng hoàn thiện. Dự kiến sau khi hoàn thiện sẽ tiếp tục xây dựng hệ thống thông tin an toàn thực phẩm với sự tham gia của người dân doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Kết quả được công khai trên phần mềm do đó có thể tiếp cận và các cơ quan cần thông tin có thể kiểm tra qua mạng. Cải cách hành chính là nền tảng để phát triển bền vững với sự quản lý nhà nước và sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Cụ thể, khác với các đơn vị hành chính khác, khi người dân đến Cục An toàn thực phẩm không còn thấy bộ phận tiếp dân, nhận hồ sơ và trả kết quả rườm rà nữa. Mọi giao dịch tại Cục An toàn thực phẩm được thực hiện hoàn toàn trực tuyến như nộp hồ sơ, lệ phí và nhận kết quả bản điện tử. Việc này tiết kiệm được rất lớn thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

PV: Xin cảm ơn ông!

 Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.