Thứ ba, 18/01/2022, 09:40 AM

Cộng sinh công nghiệp - giải pháp cho Việt Nam phát triển bền vững

(CL&CS) - Mọi nền công nghiệp, ở bất cứ quy mô và lĩnh vực nào đều có thể tăng cường hiệu quả sản xuất bằng những phương pháp có hệ thống.

Cộng sinh công nghiệp theo mô hình khu công nghiệp (KCN) sinh thái sẽ tiết giảm chi phí, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, hấp dẫn đầu tư hơn và có khả năng chống chịu rủi ro cao hơn.

Đây là kinh nghiệm được các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo trực tuyến Tập huấn nâng cao năng lực Hiệu quả tài nguyên Sản xuất sạch hơn và Cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái.

Hội thảo do Ban quản lý Dự án "Triển khai Khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình Khu công nghiệp sinh thái toàn cầu” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) từ nguồn tài trợ của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tổ chức

Hội thảo trực tuyến Tập huấn nâng cao năng lực Hiệu quả tài nguyên Sản xuất sạch hơn và Cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái.

Hội thảo trực tuyến Tập huấn nâng cao năng lực Hiệu quả tài nguyên Sản xuất sạch hơn và Cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái.

Theo số liệu của Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),  Việt Nam có 369 KCN, với tổng diện tích 114 nghìn ha. Trong đó, 284 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích 85 nghìn ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 70,2% và 85 KCN đang xây dựng cơ bản với diện tích là 29 nghìn ha.

Việt Nam cũng có 26 khu kinh tế (KKT) cửa khẩu được thành lập với tổng diện tích 766 nghìn ha và 18 KKT ven biển với tổng diện tích mặt đất, mặt nước gần 853 nghìn ha.

Đến nay, 90% các KCN đang hoạt động đã có nhà máy xử ký nước thải tập trung. 10% còn lại chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung, nhưng tất cả nước thải đều được xử lý trước khi xả thải, đảm bảo quy định và yêu cầu về môi trường. 

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được thì việc phát triển các KCN vẫn chưa hẳn đã đáp ứng yêu cầu về môi trường.

 Vấn đề đang hiện hữu đối với các KCN, KKT hiện nay là sự phát triển thiếu đồng bộ, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các KCN, KKT cũng tạo ra những thách thức đối với cộng đồng và mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.

Các KCN, KKT cũng thiếu sự liên kết với nhau, đồng thời thiếu tính liên kết giữa các doanh nghiệp tại các KCN, KKT gây lãng phí nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên chưa được tận dụng hiệu quả.

KCN Amata Biên Hòa (Đồng Nai) đã chứng minh các lợi ích về môi trường, kinh tế và xã hội gắn liền với mô hình phát triển Khu công nghiệp sinh thái.

KCN Amata Biên Hòa (Đồng Nai) đã chứng minh các lợi ích về môi trường, kinh tế và xã hội gắn liền với mô hình phát triển Khu công nghiệp sinh thái.

“Việc chuyển đổi từ mô hình KCN truyền thống sang KCN sinh thái đang là đòi hỏi tất yếu tại Việt Nam”, ông Lê Thành Quân – Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Dự án "Triển khai khu công nghiệp sinh thái theo hướng tiếp cận từ chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu" phát biểu.

Vụ trưởng Lê Thành Quân cho biết, từ năm 2015 đến 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thí điểm chuyển đổi khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái với nguồn tài trợ từ Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) và Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), nhằm phát triển công nghiệp từ chiều ngang sang chiều sâu, và thúc đẩy sự liên kết hợp tác trong sản xuất để sử dụng hiệu quả nguồn lực.

Trong giai đoạn 1 của dự án đã triển khai thí điểm ở KCN Hòa Khánh (Đà Nẵng) và KCN Trà Nóc 1 & 2 (Cần Thơ), Dự án vẫn đang hỗ trợ 2 KCN này.

Giai đoạn 2 đang tiến hành triển khai ở 3 KCN là Hiệp Phước (TP HCM), Amata (Đồng Nai) và Deep C (Hải Phòng).

Theo ông Alessandro Flammini - Điều phối viên Dự án UNIDO, mô hình KCN sinh thái vừa giảm thiểu rủi ro về môi trường, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, Chính phủ -  ban quản lý khu công nghiệp, cộng đồng địa phương và người dân.

Cũng theo vị chuyên gia này, khái niệm KCN sinh thái chính là tạo ra các KCN hiệu quả hơn vè tài nguyên và chi phí, có tính cạnh tranh cao hơn, hấp dẫn đầu tư hơn và có khả năng chống chịu rủi ro cao hơn.

Tại hội thảo các chuyên gia quốc tế khuyến khích  thúc đẩy sản xuất công nghiệp mang tính cộng sinh, tuần hoàn, trong đó đầu ra chất thải của doanh nghiệp này được sử dụng làm đầu vào của doanh nghiệp khác...

“Cộng sinh công nghiệp hiểu đơn giản là sự liên kết giữa các cơ sở công nghiệp hoặc công ty mà trong đó chất thải hoặc phụ phẩm của một cơ sở này trở thành nguyên liệu cho cơ sở khác. Qua đó, nó góp phần tiết kiệm chi phí và giảm thiểu sử dụng tài nguyên bằng cách cùng nhau tối đa hóa sản lượng có thể được tạo ra, từ đó mang lại những lợi ích về kinh tế và môi trường”, ông Ankit Kapasi, chuyên gia của Sofies chia sẻ.

Theo ông Ankit, cộng sinh công nghiệp giúp tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và mang lại lợi ích đáng kể cho môi trường bằng cách giảm nhu cầu về vật liệu và chất thải. Với thử thách bài toán về tiết kiệm và bảo vệ môi trường thì cộng sinh công nghiệp có thể trở thành giải pháp cho Việt Nam để hướng đến phát triển bền vững.

Cộng sinh công nghiệp chính là tiền đề cho việc hình thành và phát triển các KCN sinh thái, trong đó quan hệ giữa các chủ thể trong KCN mang tính cộng sinh cao, mô phỏng sự vận hành của hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu tiến đến triệt tiêu chất thải, rác thải và các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Cộng sinh công nghiệp có thể chỉ đơn giản như là cùng dùng chung nguồn nước… Cộng sinh công nghiệp là các doanh nghiệp thành viên hợp tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, làm việc cùng nhau, cộng đồng các doanh nghiệp tìm kiếm một lợi ích chung lớn hơn tổng lợi ích của từng doanh nghiệp khi tối ưu hóa hiệu suất từng doanh nghiệp, chuyên gia của UNIDO, ông Alessandro Flammini chia sẻ.

Lợi ích của cộng sinh công nghiệp và KCN sinh thái được vị chuyên gia quốc tế này nêu lên ở hai vế tăng và giảm. Ở vế  Giảm là: giảm sử dụng nguyên vật liệu, nước, năng lượng; chi phí mua sắm; giảm chấtthải, khí nhà kính, chất gây ô nhiễm và giảm rủi ro kinh tế xã hội và môi trường.

Ở vế Tăng: đó là tăng tínhcạnh tranh, lợi nhuận, đầu tư nước ngoài; Chất lượng làm việc tốt; Bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động; Tăng chất lượng cuộc sống cho cộng đồng… Gia tăng cơ hội tiếp cận tài chính và các công nghệ mới; Tăng khả năng phục hồi và tính liên tục trong kinh doanh.

Các chuyên gia cho rằng: Mọi nền công nghiệp, ở bất cứ quy mô và lĩnh vực nào đều có thể tăng cường hiệu quả sản xuất bằng những phương pháp có hệ thống. Tăng cường hiệu quả tài nguyên tại các doanh nghiệp mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là những lợi ích về môi trường.  

Tri Nhân

Bình luận

Nổi bật

NESCAFÉ Plan 2030: Tăng cường áp dụng nông nghiệp tái sinh và giảm phát thải khí nhà kính

NESCAFÉ Plan 2030: Tăng cường áp dụng nông nghiệp tái sinh và giảm phát thải khí nhà kính

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 08:12

(CL&CS) - Ngày 13/5, NESCAFÉ - nhãn hiệu cà phê lớn nhất của Tập đoàn Nestlé và là một trong những nhãn hiệu cà phê được yêu thích trên thế giới, đã công bố Báo cáo tiến độ Chương trình NESCAFÉ Plan năm 2030 lần thứ hai.

VINAMAC EXPO 2024: Hướng tới sản xuất xanh và công nghiệp xanh

VINAMAC EXPO 2024: Hướng tới sản xuất xanh và công nghiệp xanh

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

(CL&CS)- Thương hiệu xanh đang trở thành một khái niệm phổ biến khi nhu cầu và tiêu chí sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao đặc biệt là ý thức quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.

LITHACO: Mục tiêu năm 2030 có 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

LITHACO: Mục tiêu năm 2030 có 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 17:04

(CL&CS) - Sáng ngày 11/5, Hội thảo "Điện mặt trời – Kỷ nguyên lưu trữ năng lượng" do công ty LITHACO tổ chức đã giới thiệu về Pin năng lưu trữ năng lượng và ứng dụng của dòng pin này trong đời sống.