Thứ năm, 28/10/2021, 12:49 PM

Triển khai áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 vào các doanh nghiệp ngành du lịch

(CL&CS) - Trong thời gian 2019-2021 có hàng chục doanh nghiệp thuộc các loại hình dịch vụ như: doanh nghiệp điều hành tour, doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp lưu trú (nhà hàng/ khách san) được hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường.

Để tiến hành xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường, với sự hỗ trợ của tổ chức tư vấn, các doanh nghiệp thành lập Ban ISO, xây dựng chính sách, mục tiêu môi trường; đào tạo kiến thức về hệ thống quản lý môi trường cho cán bộ nhân viên; soạn thảo hệ thống văn bản, tài liệu,quy trình; thực hiện áp dụng hệ thống văn bản, tài liệu, quy trình vào thực tế doanh nghiệp; đào tạo và thực hiện đánh giá nội bộ; đo lường, đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống; đề xuất khắc phục và cải tiến hệ thống và xin chứng nhận hệ thống quản lý môi trường; thực hiện các biện pháp khắc phục và nhận giấy chứng nhận.

Các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện  bộ tài liệu quản lý môi trường phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, trong đó có 11 tài liệu chung về hệ thống quản lý; nhóm điều hành tour có 3 quy trình tác nghiệp và 01 hướng dẫn; nhóm lữ hành có 2 quy trình tác nghiệp và 01 hướng dẫn; nhóm lưu trú có 7 quy trình tác nghiệp.

Tài liệu chung gồm: Chính sách môi trường; mục tiêu môi trường; kế hoạch thực hiện mục tiêu môi trường và chương trình hành động về môi trường; sổ tay môi trường; quy trình kiểm soát tài liệu và hồ sơ; quy trình đánh giá nội bộ; quy trình xem xét của lãnh đạo; quy trình xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa; quy trình cập nhật các yêu cầu bắt buộc và đánh giá sự tuân thủ; quy trình hành động khắc phục; quy trình xử lý khiếu nại của khách hàng và các bên quan tâm; quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp.

Tài liệu riêng cho nhóm Điều hành tour gồm: Quy trình xây dựng, giới thiệu các chương trình và các dịch vụ tour du lịch xanh cho khách du lịch; quy trình đánh giá, lựa chọn đối tác lữ hành và lưu trú; quy định về quản lý và tiết kiệm điện, nước sạch sinh hoạt; hướng dẫn ứng phó các tình huống khẩn cấp.

9

Tài liệu riêng cho nhóm Lữ hành gồm: Quy trình phổ biến và hướng dẫn thực hiện Chính sách bảo vệ môi trường cho khách du lịch; quy trình quản lý, vệ sinh, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận tải; hướng dẫn ứng phó các tình huống khẩn cấp.

Tài liệu riêng cho nhóm Lưu trú gồm: Quy trình quản lý vệ sinh môi trường khu, điểm du lịch; quy trình báo cáo, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về an toàn, văn hóa du lịch và bảo vệ môi trường; quy định về quản lý phòng cháy chữa cháy; Quy định về quản lý, phân loại rác thải; quy định về sử dụng hóa, các chất tẩy rửa, giặt là; quy định về quản lý và tiết kiệm điện, nước sạch sinh hoạt; quy định về kiểm tra, quan trắc nước thải.

Trong quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường, các doanh nghiệp đã tiến hành phân tích rủi ro, nhận biết các hoạt động hiện tại đang có những rủi ro nào xảy ra và mức độ nghiêm trọng của nó, từ đó doanh nghiệp có biện pháp để giảm thiểu tác động đến môi trường. Doanh nghiệp đã phân tích, xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa (có hoặc có thể tác động đáng kể tới môi trường), trên cơ sở đó các doanh nghiệp đưa ra phương án xử lý cho phù hợp với hoạt động của mình. Doanh nghiệp cũng xác định các quy định của văn bản pháp luật liên quan môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó xác định mức độ tuân thủ nhằm khắc phục các điểm chưa đạt yêu cầu.

Dịch Covid-19 diễn ra từ năm 2020 kéo dài tận bây giờ đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó, ngành du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề. Nhiều doanh nghiệp trong quá trình triển khai áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 đã phải tạm hoãn, một số doanh nghiệp đã tạm hoãn vô thời hạn thậm chí dừng triển khai vì doanh nghiệp đã tạm đóng cửa.

Mặc dù vậy, dưới sự hỗ trợ của Nhà nước, của tổ chức tư vấn, 15 doanh nghiệp ngành du lịch đã áp dụng thành công Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 và đã được cấp Giấy chứng nhận phù hợp với TCVN ISO 14001.

Việc xây dựng, áp dụng và được cấp Giấy chứng nhận cho Hệ thống quản lý môi trường tại các doanh nghiệp là kết quả bước đầu, quan trọng, tuy nhiên việc duy trì, liên tục cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý đòi hỏi quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, sự đồng lòng và ủng hộ của người lao động tại doanh nghiệp./.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Hoàng Tuấn, Văn Thao

Bình luận

Nổi bật

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS)- Bằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn tín chỉ carbon rừng không chỉ đảm bảo tính minh bạch và tin cậy cho thị trường tín chỉ carbon mà còn khuyến khích và thúc đẩy đầu tư vào các dự án bảo vệ rừng, từ đó giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:55

(CL&CS) - Tại Việt Nam, Nestlé đi tiên phong với những hành động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tái sinh, sáng tạo và chuyển đổi số nhằm nỗ lực hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Khoa học công nghệ là chìa khóa bảo vệ môi trường nước

Khoa học công nghệ là chìa khóa bảo vệ môi trường nước

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:53

(CL&CS) - Biến đổi khí hậu và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng, đặc biệt là chất lượng nước ngày càng suy giảm. Bởi vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật mới về nước có vai trò quan trọng trong cuộc sống.