Công nghệ MSMV giúp cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm
(CL&CS)- Việc áp dụng công nghệ MSMV giúp cho người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước có thông tin chính xác về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở từng công đoạn sản xuất đến cung ứng, lưu kho, bán hàng ra thị trường.
Sau 50 năm ra đời và phát triển, công nghệ mã số mã vạch(MSMV) đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mã số, mã vạch là một công cụ hữu hiệu được ứng dụng phổ biến trong quản lý và được sử dụng bởi tất cả các bên trong chuỗi cung ứng như nhà sản xuất, bán lẻ, dịch vụ vận chuyển, cơ quan quản lý, người tiêu dùng…
Hiện nay, các nước đang tăng cường kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thông qua việc ứng dụng công nghệ, trong đó có MSMV. MSMV là công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng, vận hành hiệu quả hệ thống quản lý trong hoạt động truy xuất nguồn gốc (TXNG).
Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định liên quan đến việc áp dụng truy xuất nguồn gốc trong sản xuất và thương mại hàng hóa. Các tiêu chuẩn quốc tế như: GS1, ISO 22005 đang trở thành thước đo chung để đánh giá khả năng truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp không chỉ cải thiện quy trình sản xuất mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản...
Tại hội thảo “Mã số mã vạch trong chuyển đổi số và quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ”, do Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội mã số mã vạch Việt Nam tổ chức ngày 21/10/2024, các ý kiến đều nhận định, ứng dụng công nghệ có hàm lượng chuyển đổi số cao là một trong những biện pháp để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trong đó có ứng dụng MSMV, TXNG sản phẩm, hàng hóa.
Ứng dụng mã số mã vạch quản lý chuỗi cung ứng hàng hoá còn nhiều tồn tại và bất cập
TS Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam cho rằng, việc áp dụng công nghệ MSMV giúp cho người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước có thông tin chính xác về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở từng công đoạn sản xuất đến cung ứng, lưu kho, bán hàng ra thị trường.
Việc ứng dụng MSMV trên nền tảng công nghệ như Blockchain, IoT, AI và các công nghệ mới khác sẽ tạo ra hệ sinh thái số, dữ liệu lớn (Big data) phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Đồng thời là yếu tố cơ bản liên kết thông tin về điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm (công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa).
Một doanh nghiệp sản xuất chè lam (Thạch Thất, Hà Nội) ví von, MSMV giống như “cậy gậy chống đi trời mưa” của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu của mình trước vấn nạn hàng nhái, giúp minh bạch thông tin về thương hiệu, tạo niềm tin với khách hàng.
Đồng thời là công cụ phục vụ nhà sản xuất, quản lý giám sát chất lượng sản phẩm, truy tìm, xác định nguồn gốc, nguyên nhân sự cố liên quan đến sản phẩm, thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn, người tiêu dùng tra cứu, tìm kiếm thông tin về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Theo TS. Tuấn, hiện nay, các nước đang tăng cường kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thông qua việc ứng dụng công nghệ, trong đó có mã số, mã vạch. Tới đây, một số nước khu vực châu Âu sẽ bắt đầu triển khai áp dụng hộ chiếu kỹ thuật số cho sản phẩm, hàng hóa mà bản chất bao gồm các công nghệ liên quan đến áp dụng MSMV, TXNG, dữ liệu lớn liên quan đến chuỗi sản xuất cung ứng sản phẩm, hàng hóa. Những sản phẩm hàng hóa muốn nhập khẩu vào các thị trường có quy định này phải đáp ứng yêu cầu quy định hộ chiếu kỹ thuật số này.
Chỉ thị số 38/CT-TW của Ban bí thư về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia đến năm 2030 và những năm tiếp theo có yêu cầu: “Đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp về chuyển đổi số, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc để tăng cường công tác quản lý nhà nước về năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá, tạo môi trường sản xuất kinh doanh minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển thương mại, thị trường xuất, nhập khẩu”.
“Những quy định nêu trên đã góp phần tạo hành lang pháp lý cần thiết để đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ MSMV và TXNG sản phẩm hàng hóa”, TS. Tuấn nhấn mạnh.
Bên cạnh những ưu điểm, hiện vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong thực tiễn áp dụng và quản lý đối với MSMV và TXNG. Cụ thể, những bất cập về nhận thức, về cơ sở pháp lý, hạ tầng kỹ thuật, chế tài và công tác thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm.
Đồng tình, ông Nguyễn Thế Tiệp, Công ty cổ phần công nghệ và Truyền thông Smart Life, cho rằng hiện nay hoạt động TXNG được cả cộng đồng xã hội quan tâm. Người tiêu dùng cũng đã dần quen và lựa chọn các sản phẩm có gắn tem truy xuất nguồn gốc. Các thị trường xuất khẩu đều yêu cầu phải có TXNG. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đầu tư rất nhiều cho quản lý chuỗi cung ứng và TXNG.
Tuy vậy, theo ông Tiệp, dù trên thị trường hiện có rất nhiều đơn vị cung cấp giải pháp TXNG, song đa phần không đáp ứng yêu cầu chung.
Hơn nữa sự hiểu biết đúng về TXNG còn hạn chế với mọi đối tượng, người tiêu dùng, nhà quản lý, doanh nghiệp áp dụng TXNG, doanh nghiệp cung cấp giải pháp TXNG …
Truy xuất nguồn gốc theo phương thức số đòi hỏi chi phí cao, phải đầu tư phần mềm, thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao. Đặc biệt, khó khăn trong việc thay đổi nhận thức khi triển khai.
Mặt khác, các hệ thống TXNG chưa thể kết nối, liên thông với nhau thành một mạng lưới mà hầu hết là hệ thống kín giống như mạng di động chỉ gọi được nội mạng.
Bổ sung thêm, đại diện Công ty CP icheck cho biết, dù đến nay đã có nhiều quy định liên quan tới TXNG, nhưng vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào quy định, bắt buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, hay sản phẩm phải tham gia TXNG mà mới mang tính chất khuyến khích, tự nguyện.
Ông Phó Đức Sơn, Chủ tịch Hội mã số mã vạch Việt Nam
Nhằm đẩy mạnh việc áp dụng MSMV và TXNG sản phẩm, hàng hóa, ông Phó Đức Sơn, Chủ tịch Hội mã số mã vạch Việt Nam, đề xuất cần phải tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động, đào tạo và hướng dẫn áp dụng.
Đồng thời, có những cơ chế chính sách khuyến khích việc áp dụng như xây dựng thành các đề án, chương trình áp dụng MSMV, TXNG cho các sản phẩm hàng hóa trọng điểm trên phạm vi quốc gia hoặc ở từng địa phương. Đặc biệt, xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định pháp luật, bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước về TXNG.
Trung Kiên
- ▪Hiệu quả từ truy xuất nguồn gốc bằng QR Code tại Ninh Bình
- ▪Chính thức vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia
- ▪Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá thông qua đẩy mạnh áp dụng công nghệ mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá
- ▪Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dựa trên tài sản trí tuệ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Bình luận
Nổi bật
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17
(CL&CS) - Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, từ đó, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.
4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06
(CL&CS) - Để triển khai đo lường năng suất doanh nghiệp cần thực hiện qua 4 bước bao gồm: Chuẩn bị dữ liệu; Tính toán; Phân tích và cuối cùng là Cải tiến và duy trì.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.