Thứ ba, 09/04/2024, 09:42 AM

Con đường dẫn đến kinh doanh hoàn hảo: Vận dụng tốt các nguyên tắc quản lý chất lượng cốt lõi

(CL&CS) - Để phát triển mạnh mẽ, tổ chức phải liên tục cung cấp chất lượng và trải nghiệm vượt trội cho khách hàng. Cần có sự lựa chọn cân bằng giữa sự hoàn hảo/ xuất sắc và hiệu quả hoạt động. Tổ chức phải luôn có khả năng dựa vào một nền tảng vững chắc, với các nguyên tắc quản lý chất lượng (QMP) cốt lõi được tạo dựng ở trong các quy trình và văn hóa của tổ chức ở mọi cấp độ. Những nguyên tắc này giúp tổ chức cải tiến liên tục vì lợi ích của tổ chức, con người, các bên liên quan và khách hàng của tổ chức.

Các QMP có thể giúp các doanh nghiệp lớn hay nhỏ: Nâng cao khát vọng của mình; khuyến khích mọi người ở mọi cấp độ của tổ chức phấn đấu để đạt được sự hoàn hảo/ xuất sắc trong công việc; đáp ứng các QMP được quốc tế công nhận,  như các nguyên tắc được xác định trong ISO 9000.

1

Các QMP là một tập hợp các nguyên tắc có thể áp dụng phổ biến, được chắt lọc từ nhiều năm phát triển lý thuyết và ứng dụng thực tế quản lý chất lượng, được gắn vào nòng cốt của bất kỳ hệ thống quản lý chất lượng (QMS) nào. Cách tiếp cận trật tự, logic của các nguyên tắc cung cấp các hướng dẫn cho các tổ chức xác định mục tiêu, thiết lập các quy trình và phát triển hệ thống quản lý chất lượng.

Các nguyên tắc có thể thích ứng và linh hoạt, không chỉ có thể áp dụng cho các ngành cụ thể mà có thể mang lại khả năng ứng dụng rộng rãi và phù hợp cho bất kỳ tổ chức nào cam kết đạt được quy trình hoàn hảo/ xuất sắc. Chúng mang lại lợi ích cho các ngành sản xuất và dịch vụ cũng như cho các tổ chức phi lợi nhuận, khu vực công và các cơ quan hành chính.

Được phát triển và cập nhật bởi Ban kỹ thuật ISO/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng, 07 QMP cốt lõi được thiết kế để sử dụng làm nền tảng hướng dẫn nhằm hỗ trợ cải tiến hiệu suất cho tất cả các tổ chức. Cần lưu ý là không có thứ tự ưu tiên thực hiện từng QMP. Sự liên quan của từng nguyên tắc chất lượng sẽ khác nhau giữa các tổ chức và có thể thay đổi hoặc điều chỉnh theo thời gian khi hành trình của tổ chức phát triển. 7  QMP gồm:

+ Hướng vào khách hàng: Trọng tâm chính của quản lý chất lượng là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và phấn đấu vượt xa hơn mong đợi của khách hàng.

+ Sự lãnh đạo: Người lãnh đạo ở tất cả các cấp thiết lập sự thống nhất trong mục đích và định hướng và tạo ra các điều kiện theo đó mọi người cùng tham gia vào việc đạt được mục tiêu chất lượng của tổ chức.

+ Sự tham gia của mọi người: Truyền cảm hứng và trao quyền cho mọi người ở mọi cấp độ được tham gia ở tất cả các cấp trong tổ chức là điều thiết yếu để nâng cao năng lực của tổ chức trong việc tạo dựng và chuyển giao giá trị.

+ Cách tiếp cận theo quá trình: Các kết quả ổn định và có thể dự báo đạt được một cách hiệu lực và hiệu quả hơn khi các hoạt động được hiểu và quản lý theo các quá trình có liên quan đến nhau, vận hành trong một hệ thống gắn kết.

+ Cải tiến: Dấu hiệu nổi bật của các tổ chức thành công là sự cống hiến không ngừng để cải tiến, từ chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đến việc đáp ứng hoặc vượt quá sự mong đợi của khách hàng. Cam kết như vậy là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng bền vững. Các tổ chức thành công đều tập trung liên tục vào việc cải tiến.

+ Ra quyết định dựa trên bằng chứng: Các quyết định dựa trên phân tích và đánh giá dữ liệu và thông tin sẽ có khả năng cao hơn trong việc tạo ra các kết quả dự kiến.  Phân tích dữ liệu đáng tin cậy và đưa ra quyết định chiến lược, sáng suốt sẽ nâng cao cơ hội đạt được kết quả mong muốn.

+ Quản lý mối quan hệ: Để thành công bền vững, tổ chức quản lý các mối quan hệ của mình với các bên quan tâm liên quan, ví dụ như nhà cung cấp. Quá trình xây dựng mối quan hệ bền chặt, rõ ràng và cùng có lợi với tất cả các bên liên quan và các bên quan tâm đặt nền móng cho sự thành công bền vững.

Là nền tảng của việc xây dựng và duy trì sự hoàn hảo/ xuất sắc, QMP rất cần thiết:

+ Để thiết lập một nền văn hóa quản lý chất lượng: Thúc đẩy tư duy về chất lượng giúp mọi thành viên trong tổ chức hiểu, coi trọng và đóng góp vào việc theo đuổi chất lượng.

+ Để thúc đẩy tính nhất quán: Việc áp dụng các nguyên tắc chất lượng trong toàn tổ chức sẽ thúc đẩy tính nhất quán trong thiết kế, phát triển và phân phối sản phẩm. Điều này xây dựng niềm tin của khách hàng và sự tham gia của công chúng.

+ Để tạo điều kiện cải tiến liên tục: Làm nổi bật các lĩnh vực cần cải tiến liên tục giúp tổ chức luôn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu ngày càng cạnh tranh.

+ Để thúc đẩy định hướng khách hàng: Chất lượng làm gia tăng sự trung thành và mở rộng thị trường sẽ biến những khách hàng hài lòng thành những người ủng hộ thương hiệu.

+ Để khuyến khích sự tham gia của mọi người: Việc thúc đẩy mọi người ở tất cả các lĩnh vực để đạt được chất lượng công việc cao nhất sẽ mang lại sự hài lòng cao hơn tại nơi làm việc, tinh thần đồng đội, năng suất và khả năng giữ chân nhân viên.

+ Để giảm thiểu rủi ro: Chủ động xác định sớm các vấn đề tiềm ẩn sẽ hạn chế khả năng xảy ra sai lầm tốn kém, sự không hài lòng của khách hàng và thiệt hại về danh tiếng.

+ Để hỗ trợ khả năng cạnh tranh: Củng cố nền tảng chất lượng nhằm củng cố vị thế cạnh tranh của tổ chức. Điều này hỗ trợ việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao.

Vậy các tổ chức nên đưa các QMP vào quy trình của mình như thế nào?

Các QMP được đặt ra để giúp các tổ chức phát triển các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, an toàn và hiệu quả. Các QMP trong ISO 9000  được thiết kế để có thể thích ứng và dễ dàng điều chỉnh theo kế hoạch cụ thể và thách thức riêng của mỗi tổ chức. Mặc dù quá trình tích hợp sẽ khác nhau nhưng chúng có thể áp dụng cho các tổ chức thuộc mọi quy mô và loại hình, ở các nền văn hóa, địa điểm và điều kiện xã hội khác nhau.

Mặc dù việc áp dụng QMP đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, công sức và kỷ luật nhưng lợi nhuận mang lại rất đáng kể. Chúng nâng cao hiệu suất, nâng cao sự hài lòng của khách hàng và thành công trên thị trường. Bằng cách cam kết tuân thủ các nguyên tắc này, các tổ chức sẽ thiết lập một nền văn hóa chất lượng không chỉ cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình mà còn đồng thời nâng cao cơ sở khách hàng (Customer Base) - những khách hàng trung thành và gắn bó nhất của tổ chức - và bảo vệ danh tiếng của họ.

2

Bằng cách tích hợp các QMP vào hoạt động của tổ chức, các nhà lãnh đạo đã xây dựng được một nền tảng vững chắc và linh hoạt nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm đầu ra chất lượng cao, bảo đảm ổn định và danh tiếng hoàn hảo/ xuất sắc của tổ chức.

Là một bộ nguyên tắc lâu đời, QMP có giá trị vượt thời gian. Chúng đóng vai trò soi đường cho các tổ chức cam kết nâng cao văn hóa quản lý chất lượng và đạt được những kết quả đặc biệt. Chúng còn giúp  các tổ chức linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy sự đổi mới, vượt qua đối thủ cạnh tranh và đảm bảo vai trò dẫn đầu trên thị trường.

Hoàng Tuấn

Bình luận

Nổi bật

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Chìa khóa 'bứt phá' năng suất, chất lượng

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Chìa khóa 'bứt phá' năng suất, chất lượng

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 12:43

(CL&CS) - Với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, yếu tố tiên quyết là duy trì và tăng trưởng về năng suất dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Sóc Trăng: Đẩy mạnh quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp

Sóc Trăng: Đẩy mạnh quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS)- Ngành Nông nghiệp và lực lượng quản lý thị trường tỉnh quyết tâm “kiểm soát” bằng nhiều giải pháp để đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp khi cung cấp ra thị trường.

Nâng cao công tác đảm bảo đo lường trong lĩnh vực y tế năm 2024

Nâng cao công tác đảm bảo đo lường trong lĩnh vực y tế năm 2024

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:52

(CL&CS) - Vừa qua, sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác đảm bảo đo lường trong lĩnh vực y tế cho gần 100 cán bộ, nhân viên ngành y tế, các huyện/thành phố, các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, cơ sở dịch vụ kính thuốc…