Thứ bảy, 24/07/2021, 13:04 PM

Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ thanh toán dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản

(CL&CS) - Việc phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan chưa chặt chẽ, còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Giải ngân và giao vốn chậm, nợ đọng xây dựng cơ bản nhiều.

Đó là một số vấn đề được Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh trong Báo cáo Thẩm tra về kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công  (ĐTC) trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025

Vừa hoàn thành ngày 21/7/2021, Báo cáo thẩm tra đã được gửi tới các đại biểu Quốc Hội và được Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày trong phiên họp sáng nay ngày 24/7 của Quốc hội.

Giải ngân, giao vốn chậm

Báo cáo thẩm tra ghi nhận, trong giai đoạn 2016-2020, kế hoạch  ĐTC trung hạn  lần đầu tiên được triển khai thực hiện, là bước đổi mới quan trọng trong quản lý tài chính, ngân sách, đầu tư công trên cơ sở gắn kết giữa kế hoạch trung hạn 5 năm và dự toán hàng năm.

Quốc hội nghe Báo cáo thẩm tra về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 - Ảnh: Quochoi.vn

Quốc hội nghe Báo cáo thẩm tra về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 - Ảnh: Quochoi.vn

Nhiều tồn tại, hạn chế của ĐTC được từng bước khắc phục. Chính phủ cùng các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã khẩn trương, nỗ lực triển khai thực hiện các nhiệm vụ Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch ĐTC trung hạn.

Qua thẩm tra giám sát thực tế cơ quan giám sát nhận thấy, còn một số tồn tại, hạn chế.

Mặc dù Chính phủ có giải pháp nâng cao tỷ lệ giải ngân, song nhìn chung, việc giải ngân, viêc giao giao kế hoạch vốn trung hạn và dự toán chi đầu tư  xây dựng cơ bản (XDCB) hàng năm còn chậm, giao nhiều lần, chưa bảo đảm tính ổn định. Chất lượng dự án chưa đảm bảo, phải điều chỉnh dự án nhiều lần; bố trí vốn không kịp thời; năng lực chủ đầu tư, nhà thầu, ban quản lý chưa đáp ứng yêu cầu…

Cơ quan thẩm tra giám sát đề nghị Chính phủ có giải pháp quyết liệt để khắc phục trong thời gian tới. 

Cũng là nội dung về hạn chế, cơ quan thẩm tra dẫn lời của báo cáo của Kiểm toán Nhà nước: vẫn còn tình trạng phân bổ chưa phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí, nhiều dự án chưa đủ thủ tục theo quy định.

Có nhiều trường hợp khởi công mới trong khi nhiều dự án bị giãn, hoãn tiến độ từ giai đoạn trước chưa được bố trí đủ vốn để tiếp tục thi công; bố trí vốn không đúng tiến độ, gây lãng phí nguồn lực của Luật Đầu tư công.

Việc lập kế hoạch vốn không sát dẫn tới có dự án vốn đã bố trí nhưng phải điều chỉnh kế hoạch vốn hoặc phải hủy kế hoạch vốn trong khi vẫn còn các dự án thiếu vốn đầu tư như tỉnh Sóc Trăng 3 dự án, tỉnh Khánh Hòa 4 dự án, tỉnh Hà Nam 2 dự án, TP Cần Thơ: 3 dự án….

Cũng cần được nhấn mạnh thêm là việc thực hiện cam kết bố trí vốn của địa phương để hoàn thành các dự án chưa tuân thủ nghiêm túc, ỷ lại vào NSTW dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện, tạo gánh nặng cho NSTW, gây lãng phí nguồn lực.  

Trong báo cáo thẩm tra về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020  trình bày trước Quốc hội trước đây, Ủy ban Kinh tế nhận xét giai đoạn đầu thực hiện Kế hoạch ĐTC trung hạn còn lúng túng, vẫn còn tình trạng giao vốn và giải ngân chậm dẫn đến phải kéo dài thời gian giải ngân sang năm sau, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ĐTC.

Những dự án chậm tiến độ được nói đến là một số đoạn đường bộ cao tốc  tuyến Bắc – Nam phía Đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Dự án Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận, đường sắt Cát Linh – Hà Đông…các tuyến đường ven biển gắn với đê biển và đường biên giới phía Bắc, phía Tây, Tây Nam;

Nợ đọng nhiều

Một trong những vấn đề chiếm dụng lượng khá nhiều trong báo cáo thẩm tra và được cơ quan thẩm tra nhấn mạnh: vẫn còn tồn đọng nợ đọng XDCB cho đến nay.

Theo báo cáo của Chính phủ, giai đoạn 2016-2020 đã cân đối đủ vốn để thanh toán toàn bộ số nợ đọng XDCB nguồn NSTW, không để phát sinh nợ đọng XDCB. Nhưng theo số liệu báo cáo của Kiểm toán nhà nước cho thấy, số nợ đọng đến 31/12/2018 còn lớn.

Qua giám sát, Ủy ban Tài chính Ngân sách nhận thấy, trong một số trường hợp, chưa ưu tiên bố trí vốn để thanh toán dứt điểm nợ đọng XDCB, một số công trình đang nợ đọng XDCB từ giai đoạn trước nhưng địa phương chưa báo cáo. Vốn đầu tư ứng trước chưa thu hồi còn khá lớn, mới thu hồi được 52,4% .

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

Đoàn giám sát đã điểm danh các địa phương còn nợ đọng XDCB chưa xử lý dứt điểm, đó là tỉnh Hà Giang có 106 dự án  nợ đọng XDCB 268,4 tỷ đồng; Bộ Giao thông vận tải có nợ XDCB trước ngày 01/01/2015 là 1.137 tỷ đồng phải bố trí vốn ĐTCTH giai đoạn 2021-2025 để thanh toán.

Ủy ban Tài chính Ngân sách (TCNS) cho biết đã nhận được văn bản kiến nghị của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk đề nghị giải quyết số nợ đọng 75 tỷ đồng của dự án đã đưa vào sử dụng từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán …

Đoàn giám sát của Ủy ban TCNS cũng điểm danh  một số bộ, địa phương còn nợ đọng XDCB chưa xử lý dứt điểm như: Tỉnh Hà Giang báo cáo số liệu nợ đọng XDCB nguồn NSTW là 106 dự án, nợ đọng XDCB 268,4 tỷ đồng; Bộ Giao thông vận tải báo cáo số liệu nợ XDCB trước ngày 01/01/2015 là 1.137 tỷ đồng phải bố trí vốn ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thanh toán.

Ủy ban Tài chính Ngân sách cho biết đã nhận được văn bản kiến nghị của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk đề nghị giải quyết số nợ đọng 75 tỷ đồng của dự án đã đưa vào sử dụng từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán …

Thẩm tra về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, Ủy ban Kinh tế cũng đã lưu ý tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Đến hết năm 2020, số nợ đọng xây dựng cơ bản còn lại là 9.923 tỷ đồng. Một số đơn vị còn nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn gồm: Ninh Bình (5.596 tỷ đồng), Lạng Sơn (1.582,1 tỷ đồng), Phú Thọ (755 tỷ đồng), Quảng Ninh (715 tỷ đồng), Bộ Giao thông vận tải (1.214 tỷ đồng)...

Cơ quan thẩm tra, Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ rà soát kỹ, bố trí vốn thanh toán dứt điểm nợ đọng XDCB theo quy định.

Kế hoạch kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được tiếp tục đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ sau phiên họp sáng.

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Nghệ An đưa một huyện vùng cao trở thành 'trái tim' về phát triển du lịch sinh thái

Nghệ An đưa một huyện vùng cao trở thành 'trái tim' về phát triển du lịch sinh thái

sự kiện🞄Thứ hai, 06/05/2024, 21:10

Nghệ An đang nghiên cứu lập quy hoạch đưa huyện này trở thành "trái tim" của tiểu vùng phía Tây Nam với mục tiêu phát triển du lịch sinh thái.

Trong 4 tháng đầu năm, thành phố đông dân thứ nhì Việt Nam thu hút được bao nhiêu vốn FDI?

Trong 4 tháng đầu năm, thành phố đông dân thứ nhì Việt Nam thu hút được bao nhiêu vốn FDI?

sự kiện🞄Thứ hai, 06/05/2024, 21:09

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn FDI tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài, có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định.

Yên Bái tung gói thầu tiền tỷ tu bổ mặt đường, hệ thống thoát nước

Yên Bái tung gói thầu tiền tỷ tu bổ mặt đường, hệ thống thoát nước

sự kiện🞄Thứ hai, 06/05/2024, 21:04

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Yên Bái mới đây đã phê duyệt hồ sơ mời thầu gói Thi công xây dựng công trình với giá trị gần 20 tỷ đồng.