Cổ phiếu TTF bị HOSE cảnh báo hủy niêm yết bắt buộc

(CL&CS) - Nếu báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (Gỗ Trường Thành) với mã cổ phiếu TTF có vốn chủ sở hữu là số âm thì cổ phiếu TTF sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.

Hiện nay, Gỗ Trường Thành và Vietnam Airlines là hai doanh nghiệp niêm yết tại HOSE bị âm vốn chủ sở hữu.

Hiện nay, Gỗ Trường Thành và Vietnam Airlines là hai doanh nghiệp niêm yết tại HOSE bị âm vốn chủ sở hữu.

Năm 2021, công ty đặt kế hoạch doanh thu 2.025 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 59 tỷ đồng.

Ngày 24/4/2019, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã đưa cổ phiếu TTF từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 6/5/2019 do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2017 là -1.407 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2018 là -715 tỷ đồng căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018.

Ngày 31/8/2021, HOSE nhận được báo cáo tài chính bán niên năm 2021 đã soát xét của Gỗ Trường Thành. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất là 901 triệu đồng, lỗ lũy kế tại ngày 30/6/2021 là -3.042 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tại ngày 30/6/2021 là -553 tỷ đồng. Ngoài ra, kiểm toán viên cũng đưa ra ý kiến nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục của nhóm công ty.

Trên cơ sở kết quả kinh doanh 6 tháng năm 2021 có lãi nhưng công ty đang lỗ lũy kế lớn tương đương 97,8% vốn điều lệ và chưa khắc phục được tình trạng vốn chủ sở hữu âm, HOSE tiếp tục duy trì diện kiểm soát đối với cổ phiếu TTF. Nếu báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của Gỗ Trường Thành có vốn chủ sở hữu là số âm thì cổ phiếu TTF sẽ thuộc trường hợp hủy niêm yết theo quy định tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP.

Gỗ Trường Thành lâm vào tình trạng như hiện tại do ban lãnh đạo cũ đồng thời là người sáng lập công ty là ông Võ Trường Thành che giấu tình trạng hàng tồn kho. Theo yêu cầu của nhóm cổ đông lớn Tân Liên Phát, Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam vào thay đơn vị kiểm toán cũ thực hiện báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2016 của Gỗ Trường Thành và đã phát hiện hàng tồn kho bị hao hụt, mất mát 1.052 tỷ đồng khiến công ty báo lỗ -1.081 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2016. Kết thúc năm 2016, Gỗ Trường Thành ghi nhận khoản lỗ kỷ lục -1.271 tỷ đồng, lỗ lũy kế -1.418 tỷ đồng.

Năm 2017, ông Mai Hữu Tín tiếp quản Gỗ Trường Thành trên cương vị Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, "con thuyền" Gỗ Trường Thành không những không được vực dậy mà tiếp tục đắm chìm với khoản lỗ -715 tỷ đồng vào năm 2018 và -897 tỷ đồng vào năm 2019. Xen kẽ đó là các khoản lợi nhuận nhỏ giọt 11 tỷ đồng năm 2017; 31 tỷ đồng năm 2020 và gần 1 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2021.

Từ khi ông Mai Hữu Tín ngồi ghế nóng Chủ tịch HĐQT, Gỗ Trường Thành đã 2 lần tăng vốn điều lệ với tổng giá trị 1.666 tỷ đồng. Đó là phát hành riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để thu về 700 tỷ đồng vào cuối năm 2017. Giữa năm 2019, Gỗ Trường Thành phát hành 96.590.462 cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu với cổ đông của CTCP Sứ Thiên Thanh theo tỷ lệ 1:8,21 (1 cổ phiếu Sứ Thiên Thanh nhận 8,21 cổ phiếu TTF).

Tại thời điểm hoán đổi, cổ phiếu Sứ Thiên Thanh được định giá 30.600 đồng/cổ phiếu, còn TTF có giá 3.747 đồng/cổ phiếu. Việc phát hành này làm thặng dư vốn cổ phần của Gỗ Trường Thành bị âm 557 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu bị giảm một khoản tương ứng nhưng sự đóng góp của Sứ Thiên Thanh vào công ty gần như không có.

Để giải quyết bài toán vốn chủ sở hữu -553 tỷ đồng, đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của Gỗ Trường Thành đã thông qua phát hành 100 triệu cổ phiếu ưu đãi để tăng vốn điều lệ từ 3.112 tỷ đồng lên 4.112 tỷ đồng giúp vốn chủ sở hữu về số dương khoản 447 tỷ đồng.

Vào cuối tháng 6/2021, Gỗ Trường Thành công bố danh sách 19 nhà đầu tư dự kiến mua 59.465.763 cổ phiếu ưu đãi với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để thu về gần 595 tỷ đồng. Cổ phiếu ưu đãi có cổ tức 12%/năm và bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm.

Bên cạnh, công ty còn phát hành 40.534.237 cổ phiếu cho chủ nợ Bùi Hồng Minh để hoán đổi nợ. Cổ phiếu này có mức cổ tức 6,5%/năm và hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm.

Đã 3 tháng trôi qua, công ty chưa công bố tiến trình việc tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng. Nếu kế hoạch này thất bại, cổ phiếu TTF có khả năng lớn bị hủy niêm yết bắt buộc trong quý 2/2022.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.