Cổ phiếu QBS giảm sàn, HOSE rút lại công văn cảnh báo khả năng bị hủy niêm yết

(CL&CS) - Năm 2021, QBS báo lãi sau hai năm thua lỗ, thế nhưng HOSE ra công văn cảnh báo QBS có khả năng bị hủy niêm yết do ba năm liên tiếp có lợi nhuận âm khiến cổ phiếu này rơi vào tình trạng bán tháo, dư hàng triệu cổ phiếu ở mức giá sàn.

Ngày 9/2/2022, HOSE ra công văn số 143 về việc cổ phiếu QBS có khả năng bị hủy niêm yết.

Ngày 9/2/2022, HOSE ra công văn số 143 về việc cổ phiếu QBS có khả năng bị hủy niêm yết.

Chiều ngày 9/2/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) ra công văn số 143/SGDHCM-NY, do Phó Tổng Giám đốc Trần Anh Đào ký, gửi CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (QBS) thông báo cổ phiếu QBS của công ty có khả năng bị hủy niêm yết.

Theo công văn này, cổ phiếu QBS hiện đang thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát theo Quyết định số 196/QĐ-SGDHCM ngày 8/4/2021 của HOSE.

Ngày 7/2/2022, HOSE đã nhận được báo cáo tài chính quý 4/2021 của công ty và đã công bố thông tin ra thị trường. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của công ty là âm 20,4 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2021 là âm 92,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019, 2020 lợi nhuận sau thuế của công ty lần lượt là âm 174,2 tỷ đồng và âm 97,9 tỷ đồng.

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra trường hợp: “Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét”.

HOSE lưu ý về việc cổ phiếu QBS có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc nếu lợi nhuận sau thuế năm 2021 tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của công ty là số âm.

Sau khi có thông tin trên, cổ phiếu QBS đã lao dốc, giảm sàn còn 6.410 đồng/cổ phiếu với dư bán hàng triệu cổ phiếu dù trước đó có 5 phiên tăng điểm mạnh nhờ kết quả kinh doanh tích cực trong quý 4/2021 với doanh thu đạt 272,9 tỷ đồng, giảm 26,5% so cùng kỳ năm trước và 101,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong khi cùng kỳ năm trước âm 20,4 tỷ đồng. Kết thúc năm 2021, QBS đạt 1.529 tỷ đồng doanh thu thuần và 491 triệu đồng lợi nhuận sau thuế trong khi cùng kỳ năm trước âm 97,6 tỷ đồng.

Như vậy, con số âm 20,4 tỷ đồng mà HOSE đưa ra thực chất là lợi nhuận sau thuế của QBS trong quý 4/2020. Do sự nhầm lẫn tai hại này nên cổ phiếu QBS bị bán tháo và HOSE phải sửa sai.

Ngày 11/2/2022, HOSE ra công văn số 148 thu hồi công văn số 143.

Ngày 11/2/2022, HOSE ra công văn số 148 thu hồi công văn số 143.

Chiều 11/2/2022, HOSE ra công văn 148/SGDHCM-NY, do Phó Tổng Giám đốc Trần Anh Đào ký, thu hồi công văn 143/SGDHCM-NY. HOSE nhận thấy có sai sót về mặt số liệu khi trích dẫn kết quả kinh doanh năm 2021 của QBS. Bên cạnh đó, HOSE lưu ý QBS lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ) theo đúng mẫu số B02a-DN ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

Như Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

HDBank cho vay thời hạn lên đến 50 năm với hạn mức lên đến 50 tỷ đồng

HDBank cho vay thời hạn lên đến 50 năm với hạn mức lên đến 50 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 21:39

(CL&CS) - Chương trình “Cho vay linh hoạt” của HDBank tiếp sức cho khách hàng đang có nhu cầu mua bất động sản, xây dựng, sửa nhà và tiêu dùng.

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 14:05

(CL&CS) - Đón nhận nhiều phản hồi tích cực từ các vận động viên ở mùa giải 2023, ANTA Sports Vietnam sẽ tiếp tục là nhà tài trợ Kim cương của giải chạy VPBank Hanoi International Marathon 2024 (VPIM 2024). Theo đó, ANTA sẽ tài trợ độc quyền toàn bộ hơn 15.000 áo đấu chuyên nghiệp.

Ngân hàng số phát triển “thần tốc” trong kỷ nguyên công nghệ

Ngân hàng số phát triển “thần tốc” trong kỷ nguyên công nghệ

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 09:11

(CL&CS) - Hơn bao giờ hết, làn sóng công nghệ đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động tài chính - ngân hàng, khi người dân ưu tiên phương thức thanh toán không tiền mặt.