Cổ phiếu ngân hàng tăng chóng mặt

(CL&CS) - Trong tháng 5, chỉ số VN-Index chỉ tăng 6,5% nhưng hàng loạt cổ phiếu ngân hàng tăng gấp nhiều lần mức này kèm thanh khoản cao kỷ lục.

Biến động cổ phiếu ngân hàng trong tháng 5. (Biểu đồ: N.N)

Biến động cổ phiếu ngân hàng trong tháng 5. (Biểu đồ: N.N)

Cổ phiếu ngân hàng duy nhất giảm giá là VCB của Vietcombank, giảm 0,4%. Vietcombank là doanh nghiệp có vốn hóa lớn thứ hai trên thị trường chứng khoán với 369.404 tỷ đồng, tương ứng 7,4% vốn hóa sàn Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và chỉ xếp sau Vingroup. Việc giảm giá của VCB trong tháng 5 đã kìm hãm sự bứt phá của VN-Index.

Cổ phiếu ngân hàng tăng ít nhất trong tháng 5 thuộc về ACB với mức tăng 12,3%. Xếp trên ACB là BAB chỉ tăng 12,9%.

Một cổ phiếu lớn trong ngành ngân hàng là BID của BIDV chỉ tăng 15%. Thậm chí từ đầu năm đến nay, BID còn giảm 1,6% khiến vốn hóa giậm chân tại chỗ và nhường vị trí cao cho Tập đoàn Hòa Phát, VietinBank.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng 15-25% gọi tên VIB, KLB, EIB, VPB, OCB, HDB, MSB, MBB. Nhóm tăng 25-40% gọi tên CTG, NVB, TCB, LPB, TPB, ABB, STB.

Nhóm tăng trên 40% thuộc về NAB, PGB, VBB, SSB, SGB và đặc biệt BVB giữ vị trí quán quân với mức tăng 66,7%.

Ngoại trừ SSB và STB, các cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh nhất đều đang đăng ký giao dịch tại thị trường UPCoM (Unlisted Public Company Market - Nơi giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm yết) - nơi có biên độ lên đến 15% so với 10% của sàn niêm yết HNX và 7% của HOSE. Nhóm này có thể được gọi là cổ phiếu penny ngành ngân hàng với vốn điều lệ nhỏ, thị giá thấp.

Giá đóng của cổ phiếu ngành ngân hàng ngày 28/5. (Đơn ví tính: đồng/cổ phiếu)

Giá đóng của cổ phiếu ngành ngân hàng ngày 28/5. (Đơn ví tính: đồng/cổ phiếu)

Bên cạnh giá tăng mạnh là thanh khoản tăng cao của nhóm ngân hàng. Dẫn đầu thanh khoản là STB với 869.378.304 cổ phiếu, tương đương 45.756.753 cổ phiếu/phiên. Cổ phiếu STB cũng có thanh khoản cao nhất sàn chứng khoán trong tháng 5. Xếp thứ 2 về tính thanh khoản là VPB với 34.051.035 cổ phiếu/phiên và đây là mã có dòng tiền đổ vào nhiều nhất sàn chứng khoán với nhiều phiên trên 2.000 tỷ đồng/phiên.

Các mã ngân hàng có thanh khoản cao trên 10 triệu cổ phiếu/phiên là SHB, MBB, CTG, LPB, TCB, MSB.

Do tăng mạnh nên thị giá cổ phiếu vua đều ở mức cao so với mặt bằng chung của thị trường. Thấp nhất là SGB với 19.800 đồng/cổ phiếu và cao nhất là VCB với 99.600 đồng/cổ phiếu.

Như Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024

Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 14:23

(CL&CS) - Vietcombank, Techcombank, BIDV, VietinBank và MB là những ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận trong quý 1/2024. Lợi nhuận trước thuế của top 5 chiếm đến 52,3% tổng lợi nhuận của 27 ngân hàng niêm yết.

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:55

(CL&CS) - Vừa qua, tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại đã không ngừng đầu tư công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối vào hoạt động nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho khách hàng.

Thêm ngân hàng triển khai gói vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác

Thêm ngân hàng triển khai gói vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:54

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) triển khai gói vay trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với lãi suất cực hấp dẫn, chỉ từ 4,6%/năm, ân hạn nợ gốc lên tới 24 tháng. Đặc biệt, khách hàng không cần chuẩn bị tiền để tất toán khoản vay ở ngân hàng cũ.