Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 14/05/2024, 22:47 PM

Cô gái hái dâu thành người phụ nữ quyền lực bậc nhất sử Việt khi 2 lần thay vua nhiếp chính, trị nước giỏi đến mức được ví với đức Quán Âm

Hai lần đất nước gặp nguy biến, bà thay chồng, thay con trị nước, giữ vững hậu phương để tiền tuyến an tâm chống giặc.

Nguyên phi Ỷ Lan hay Hoàng Thái hậu Linh Nhân là bà Hoàng nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Tên tuổi và sự nghiệp của bà gắn liền với hai vị minh quân Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Xuất thân nghèo khó mà được ngồi ở ngôi tôn quý, bà không ngừng trau dồi kiến thức, trở thành người phụ nữ tự cường. Hai lần đất nước gặp nguy biến, bà thay chồng, thay con trị nước, giữ vững hậu phương để tiền tuyến an tâm chống giặc.

Tượng đài Đức Quốc Mẫu Ỷ Lan. Ảnh: VTC News

Tượng đài Đức Quốc Mẫu Ỷ Lan. Ảnh: VTC News

Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến (cũng có sách ghi là Lê Thị Yến Loan hay Lê Thị Khiết), sinh năm 1044, là một cô gái hái dâu, chăn tằm ở làng Thổ Lỗi, ngoại thành Thăng Long thời Lý (nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Theo sử cũ, mùa xuân năm 1063, vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà vẫn chưa có con trai nên ông đi cầu tự khắp các miếu chùa. Khi vua đi qua chùa Dâu (phủ Thuận Thành), dân làng nô nức đến xem, riêng có người con gái 19 tuổi vẫn thản nhiên hái dâu bên cạnh gốc lan.

Vua cho gọi, hỏi vì sao không nghênh giá, nàng trả lời: "Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm lụng đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng cha mẹ, đâu có dám mong đi xem rước mà nhìn mặt rồng". Vua cảm mến nên đã đưa Yến về cung, phong làm Ỷ Lan phu nhân (chữ "ỷ lan" nghĩa là tựa gốc cây lan).

Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến (cũng có sách ghi là Lê Thị Yến Loan hay Lê Thị Khiết), sinh năm 1044, là một cô gái hái dâu, chăn tằm ở làng Thổ Lỗi, ngoại thành Thăng Long thời Lý (nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Ảnh minh hoạ

Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến (cũng có sách ghi là Lê Thị Yến Loan hay Lê Thị Khiết), sinh năm 1044, là một cô gái hái dâu, chăn tằm ở làng Thổ Lỗi, ngoại thành Thăng Long thời Lý (nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Ảnh minh hoạ

Việc này, “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: "Tục truyền, vua (Lý Thánh Tông) cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp chùa quán. Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu phong làm Ỷ Lan phu nhân...".

Vào cung, Ỷ Lan miệt mài đọc sách, học hỏi, lại được vua cử người kèm cặp, giảng dạy nên tiến bộ rất nhanh. Chỉ trong thời gian ngắn, bà đã hiểu biết uyên thâm về nhiều lĩnh vực khiến mọi người kinh ngạc và bái phục.

Bà Ỷ Lan hạ sinh cho vua được 2 người con trai. Năm 1066, Ỷ Lan sinh hạ hoàng tử Lý Càn Đức. Ngay khi chào đời, Càn Đức được phong làm Hoàng thái tử và Ỷ Lan được phong làm Thần phi. Về việc này, sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Mùa xuân, tháng giêng, ngày 25, giờ hợi, sinh hoàng tử Càn Đức; ngày hôm sau lập làm hoàng thái tử, đổi niên hiệu, đại xá, phong mẹ thái tử là Ỷ Lan phu nhân làm Thần phi”.

Đến mùa xuân, tháng 2 năm 1068, bà sinh hạ thêm một hoàng tử là Minh nhân vương (không chép tên là gì), sau đó bà được phong làm Nguyên Phi - người đứng đầu các cung phi chỉ sau hoàng hậu.

Năm 1069, khi vua Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt đem quân đi đánh Chiêm Thành ở phía Nam, dù trong triều có Tể tướng Lý Đạo Thành và Hoàng hậu Thượng Dương, nhưng vua chỉ tin tưởng giao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Bà được toàn quyền quyết định việc triều chính khi vua vắng mặt.

Đại Việt sử ký toàn thư chép, khi vua đánh Chiêm Thành mãi không được, đem quân về đến châu Cư Liên thì nghe tin nguyên phi Ỷ Lan trị nước rất giỏi. Lòng dân cảm hóa vui vẻ, trong cõi yên tĩnh, tôn sùng Phật giáo, nhân dân tôn vinh bà như một vị Quán Âm Bồ Tát sống. Lúc này vua nói: “Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đàn ông thì được việc gì”. Nói rồi vua cho quân quay lại đánh tiếp và giành thắng lợi.

Nguyên phi Ỷ Lan là người có kiến thức uyên thâm, cũng như các vua thời Lý bà rất sùng đạo Phật, chăm làm việc thiện, bỏ nhiều công của ra xây dựng nhiều chùa tháp. Bà đã từng cho làm cỗ chay thiết đãi các nhà sư tại chùa Khai Quốc, nay là chùa Trấn Quốc ở Thủ đô Hà Nội.

Thiền sư Trí Không khi đàm đạo với Nguyên phi Ỷ Lan đã dẫn lời nhà sư Đàm Thiên đời Tùy (Trung Hoa) nói rằng: “Xứ Giao Châu có đường thông sang Tây Trúc. Khi Phật giáo chưa vào Trung Hoa, chưa phổ cập ở Giang Đông mà ở Liên Lâu (tức Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay) xứ ấy đã xây hơn 20 bảo tháp, độ được 500 vị tăng và dịch được 15 bộ kinh rồi. Thế là xứ ấy theo đạo Phật trước ta (Trung Hoa). Bấy giờ có các vị sư Ma La Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương đến đó truyền đạo”. Qua những câu chuyện của bà với thiền sư Trí Không, ngày nay chúng ta biết đạo Phật du nhập vào nước ta như thế nào. Bà cũng là tác giả của khá nhiều bài kinh, kệ còn lưu truyền đến ngày nay.

Nguyên phi Ỷ Lan là người có kiến thức uyên thâm, cũng như các vua thời Lý bà rất sùng đạo Phật, chăm làm việc thiện, bỏ nhiều công của ra xây dựng nhiều chùa tháp. Ảnh minh hoạ

Nguyên phi Ỷ Lan là người có kiến thức uyên thâm, cũng như các vua thời Lý bà rất sùng đạo Phật, chăm làm việc thiện, bỏ nhiều công của ra xây dựng nhiều chùa tháp. Ảnh minh hoạ

Ba năm sau, vào tháng Giêng năm Nhâm Tý (1072), Vua Lý Thánh Tông qua đời, Thái tử Càn Đức lên nối ngôi, lấy tên hiệu là Lý Nhân Tông, tôn mẹ là Nguyên phi Ỷ Lan lên làm Linh Nhân Hoàng Thái hậu. Lúc đó Vua mới bảy tuổi, Hoàng Thái hậu đã thay con nhiếp chính. Bà là người đã trao trọn niềm tin, đặt quyền thống lĩnh quân đội vào tay Thái úy Lý Thường Kiệt, hai lần đánh tan quân Tống xâm lược vào các năm 1075 và 1077. Khi Lý Thường Kiệt bận thao lược điều quân ngoài mặt trận, Hoàng Thái hậu ở hậu phương cùng với Thái phó Lý Đạo Thành lo lắng việc binh lương rất chu tất.

Theo các nhà sử học, Thái hậu Ỷ Lan đã biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hiềm khích cá nhân. Bà đã bỏ qua hiềm khích cũ và triệu Lý Đạo Thành (vốn theo phe Thái hậu Thượng Dương) về kinh giao trông lo việc nội chính để Lý Thường Kiệt tập trung đánh giặc ngoại xâm. Triều đình dưới quyền Ỷ Lan, văn có Lý Đạo Thành còn võ thì có Lý Thường Kiệt nên đất nước được hưng thịnh.

Đền thờ chính của bà hiện ở Gia Lâm, Hà Nội, được đặt tại chùa

Đền thờ chính của bà hiện ở Gia Lâm, Hà Nội, được đặt tại chùa "Linh Nhân Từ Phúc Tự". Ảnh: VTC News

Năm 1117, Thái hậu Ỷ Lan mất, thọ hơn 70 tuổi, được vua Nhân Tông dâng thụy hiệu là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng Thái Hậu. Đền thờ chính của bà hiện ở Gia Lâm, Hà Nội, được đặt tại chùa "Linh Nhân Từ Phúc Tự" (dân gian thường gọi là "chùa Bà Tấm"), do bà xây dựng trước đó hai năm. Từ đó đến nay, cụm đền chùa này là nơi thờ Phật, và cũng là nơi tưởng niệm bà.

*Tham khảo: VnExpress, VTC News, Báo Pháp luật Việt Nam

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

'Thủ phủ du lịch' mới của vùng Tây Nguyên sắp có một con đường mang tên cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào đúng dịp đặc biệt

'Thủ phủ du lịch' mới của vùng Tây Nguyên sắp có một con đường mang tên cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào đúng dịp đặc biệt

sự kiện🞄Thứ ba, 18/06/2024, 00:10

Dự kiến, thành phố này sẽ có tuyến đường mang tên cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - người từng có khoảng thời gian sinh sống và làm việc tại đây.

Loại quả giá rẻ bán đầy chợ Việt được ví như ‘nhà máy dinh dưỡng’: Giúp giảm đường huyết, ngủ ngon lại phòng cả ung thư nhưng đừng ăn theo cách này

Loại quả giá rẻ bán đầy chợ Việt được ví như ‘nhà máy dinh dưỡng’: Giúp giảm đường huyết, ngủ ngon lại phòng cả ung thư nhưng đừng ăn theo cách này

sự kiện🞄Thứ hai, 17/06/2024, 18:17

Sự đa dạng trong chế biến cũng giúp bạn dễ dàng bổ sung loại quả này vào các bữa ăn hàng ngày.

Loại củ giá rẻ được bán nhiều ở chợ việt giúp ổn định đường huyết, giảm viêm, giảm cholesterol hiệu quả

Loại củ giá rẻ được bán nhiều ở chợ việt giúp ổn định đường huyết, giảm viêm, giảm cholesterol hiệu quả

sự kiện🞄Thứ hai, 17/06/2024, 18:16

Loại củ này chứa một lượng lớn vitamin A và C, chất xơ, chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe con người.