Thứ sáu, 23/06/2023, 14:33 PM

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

(CL&CS)- Ngày 22/06, tại Hà Nội, Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp Thành Phố Hà Nội đã phối hợp cùng Vietnam DX tổ chức hội thảo "Chuyển đổi số doanh nghiệp SMEs - Cơ hội và thách thức".

Theo ông Nguyễn Hải Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội chia sẻ: "Chuyển đổi số quốc gia đang là chương trình trọng điểm của Chính phủ với mục tiêu tập trung triển khai năng lực số đến từng doanh nghiệp. Đặc biệt, sở hữu nền tảng kinh tế với 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguồn lực hạn chế (tài chính, con người, công nghệ), nên việc đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trở nên cấp thiết".

z4456344521282_ed25a10dafa642e7753b9fb38fe2fa29

Ông Nguyễn Hải Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội

Cũng theo ông Hùng, chuyển đổi số đang ngày một thay đổi nhận thức cua những nhà lãnh đạo, những người có khả năng quyết định hướng đi và khả năng chuyển đổi thành công của tổ chức. Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Tại Việt Nam, các mô hình chuyển đổi số cũng đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Thế mạnh công nghệ mới đang giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh tế số hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.

Ông Lê Trung Thắng – CEO & Founder Viet Nam DX chia sẻ: Con người là trọng tâm của chuyển đổi số. Các hoạt động ứng dụng công nghệ phải giúp gia tăng trải nghiệm cho khách hàng nội bộ & bên ngoài: Khách hàng, đối tác, nhà cung cấp,... Bên ngoài cảm thấy hài lòng – Customer Experience (CX). Nhà đầu tư, ban lãnh đạo, quản lý, nhân viên,... Cảm thấy hạnh phúc – Employee Experience (EX) công nghệ hỗ trợ tối ưu vận hành nội bộ lẫn chuyển đổi mô hình kinh doanh bên ngoài. Các hoạt động tiến hành song song. Có sự ưu tiên theo giai đoạn nhưng không quá chênh lệch.

z4456344332228_7eed4147af974a603c4955f19f923a63

Ông Lê Trung Thắng – CEO & Founder Viet Nam DX chia sẻ tại hội thảo

Tại Việt Nam, Hầu hết chúng ta khi tiếp cận với chuyển đổi số đều có mong muốn chạm đích ngay ở lần kickoff dự án đầu tiên. Kết quả kỳ vọng là mọi hoạt động được “Go digital”, tự động, minh bạch, giúp nhà quản trị “dễ thở hơn”. Đối với CEO & Founder Viet Nam DX thì điều này là không khả thi.

Không lạm dụng từ khóa chuyển đổi số. Cần phân biệt rõ chuyển đổi số với hoạt động hướng tới chuyển đổi số (Đầu tư phần mềm, tăng cường ứng dụng CNTT, số hóa)

Trong khuôn khổ hội thảo, ông Trịnh Văn Biển – Giám đốc chuyển đổi số, Công ty Cổ phần MISA đã trình bày tham luận về thực trạng ứng dụng hệ sinh thái số trong doanh nghiệp hiện nay, từ đó, chia sẻ những kinh nghiệm triển khai các giải pháp chuyển đổi số của MISA, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu nguồn lực, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển đột phá.

z4456344155015_2795e71463bf7abb50d1babcefa92944

Ông Trịnh Văn Biển – Giám đốc chuyển đổi số, Công ty Cổ phần MISA

Ông Biển dẫn chứng rằng: Theo thống kê của sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2022, có đến 97.3% doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Đây cũng là nhóm doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ và quan tâm đặc biệt trong quá trình chuyển đổi số. Mặc dù các doanh nghiệp đang đẩy mạnh các giải pháp chuyển đổi số, song họ vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Thứ nhất, các giải pháp đang được ứng dụng rời rạc, chỉ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Thứ hai, chi phí triển khai và vận hành hệ thống rất cao, trong khi nhiều tính năng lại quá dư thừa. Thứ ba, doanh nghiệp gặp trở ngại lớn trong việc tiếp cận vốn vay.

Với kinh nghiệm triển khai thực tiễn, ông Trịnh Văn Biển cho biết: “Việc ứng dụng hệ sinh thái nền tảng số là rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tạo ra giá trị cho khách hàng. Đặc biệt là ứng dụng các nền tảng số Make in Vietnam giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, vận hành tối ưu và phù hợp với các đặc thù nghiệp vụ của đơn vị”.

Trong khuôn khổ hội nghị, các diễn ra tham dự đã lần lượt chia sẻ một số nội dung, tham luận liên quan như: Hành trình chuyển mình của các doanh nghiệp SMEs mang đến những cơ hội gì và đồng thời họ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ thế nào, Ứng dụng hệ sinh thái nền tảng số trong doanh nghiệp, Doanh nghiệp SMEs đang đối diện với bài toán quan trọng về việc lựa chọn giữa sử dụng mô hình On premise hoặc Cloud, Giải pháp tháo gỡ "điểm nghẽn" trong thực thi chuyển đổi số - và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số thành công mang lại những cơ hội, thách thức như thế nào và hướng tiếp cận hiệu quả là gì?...

Bên cạnh đó, các đại biểu, khách mời, doanh nghiệp tham dự đã cùng nhau chia sẻ, trao đổi thẳng thắn, qua đó giúp các  doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận thức đầy đủ và tổng quan nhất về chuyển đổi số cũng như có lối đi để "chuyển mình" một cách tối ưu, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Bằng cách này doanh nghiệp có thể phát triển nhanh chóng, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt hiện nay.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Bình Thuận: Nâng cao chất lượng hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng

Bình Thuận: Nâng cao chất lượng hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:03

(CL&CS) - Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu UBND cấp huyện tập trung rà soát, đánh giá và chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện kiện toàn cơ cấu, thành phần Tổ Công nghệ số cộng đồng tại các thôn, tổ dân phố trước ngày 20/5.

'3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số

'3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:28

(CL&CS)- Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

Thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:25

(CL&CS) - Các bộ, ngành và các địa phương có biển sớm hoàn thiện, triển khai quy hoạch liên quan bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tăng cường tính liên kết trong việc phát triển các ngành kinh tế nói chung với phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng để phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.