Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 08/03/2014, 01:50 AM

Chủ tịch Sacombank nói về vụ sáp nhập với Phương Nam

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 25-3-2014 tới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank – STB) sẽ bầu chủ tịch hội đồng quản trị mới và Sacombank đang chuẩn bị trình Ngân hàng Nhà nước đề án sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phương Nam – đó là những thông tin mới nhất mà chúng tôi có được từ cuộc phỏng vấn ông Phạm Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank. Ông nhấn mạnh ngay mở đầu cuộc phỏng vấn: “tôi đang ở tình trạng stand-by (chờ) nên không thể nói gì nhiều”.

Sáp nhập Sacombank và Phương Nam, chuyện rồi sẽ đến?

Có thông tin hành lang ông sẽ rời Sacombank. Có đúng như vậy không, thưa ông?

- Ông Phạm Hữu Phú: Từ đầu nhiệm kỳ hiện hành, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) có 11 người, qua thời gian biến động nay chỉ còn 7 người. Theo điều lệ của Eximbank, trong vòng 60 ngày phải bầu bổ sung cho đủ số người. Vừa qua Hội đồng quản trị Eximbank nhận thấy tình hình ở Sacombank đã ổn định và Eximbank cũng cần bổ sung thêm nhân sự, nên đại diện Eximbank đã qua đây trao đổi với Sacombank, với tôi về việc tôi không còn biệt phái sang Sacombank nữa. Tôi sang Sacombank là theo sự phân công của Eximbank, nay về lại làm gì cũng phụ thuộc vào phân công của hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông sắp tới (Eximbank sẽ họp đại hội đồng cổ đông vào ngày 28-4-2014).

 Theo ông, Eximbank có ý định chuyển nhượng khoản đầu tư vào Sacombank không?

- Xét ở góc độ đầu tư tài chính, khoản đầu tư khoảng 10% cổ phần STB của Eximbank rất hiệu quả. Eximbank mua giá 16.000 đồng/cổ phiếu, sau các đợt chia tách, thưởng và trả cổ tức, giá vốn hiện còn 11.000-12.000 đồng/cổ phiếu.

Khi tôi rời Sacombank, Hội đồng quản trị Eximbank có cử người khác thay hay thoái vốn thì chưa rõ vì còn phải chờ xin ý kiến đại hội đồng cổ đông và cơ quan quản lý.

Việc ra đi của ông liệu có liên quan đến tái cơ cấu Sacombank?

- Nhà nước có chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Năm 2013 Đại hội đồng cổ đông Sacombank cũng ủy nhiệm cho hội đồng quản trị tìm kiếm ngân hàng nhỏ để sáp nhập nếu thuận lợi. Sáp nhập với Phương Nam là thuận lợi vì nó tương đồng vốn liếng, chủ sở hữu.

Phương Nam cũng nhận thấy họ tự tái cấu trúc là không khả thi, nên đã đề nghị được sáp nhập vào Sacombank. Từ đó hai bên thống nhất nghiên cứu khả năng sáp nhập và có văn bản xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước. Việc sáp nhập này đối với cả hai là tự nguyện, phù hợp với chủ trương của Nhà nước.

 Theo ông, vì sao Phương Nam lại đề nghị được sáp nhập vào Sacombank?

- Như tôi đã nói hai ngân hàng mang dáng dấp một chủ sở hữu.

Nói thẳng thắn Phương Nam không ở cùng vị thế mặt bằng như Sacombank. Sáp nhập có kéo lùi Sacombank lại?

- Quyền quyết định sáp nhập là của đại hội đồng cổ đông. Tình hình tài chính Phương Nam thế nào? Nợ xấu, vốn còn, vốn mất? Sacombank có “cõng” được Phương Nam?… Tất cả những câu hỏi này sẽ phải được làm rõ trong đề án sáp nhập. Nếu sáp nhập làm Sacombank yếu đi thì tôi tin việc này sẽ không diễn ra.

Việc sáp nhập chỉ có thể khi hai ngân hàng nhập lại mà vẫn tiếp tục hoạt động ổn định, phát triển lên được thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới chấp thuận. Đến giờ này đề án sáp nhập đang được ráo riết hoàn tất dù còn một số điểm băn khoăn.

Cụ thể, những điểm băn khoăn đó là gì?

- Phương Nam và Sacombank có hòa nhập được không, có cộng hưởng được không? Bản thân tôi đang trong tình trạng stand-by (chờ), không tham gia ban trù bị sáp nhập, nên không thể nói chi tiết được.

Ông đi, chắc Sacombank sẽ có chủ tịch hội đồng quản trị mới?

- Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu chủ tịch mới. Còn tôi với tư cách đại diện cho Eximbank, tôi quan tâm đến quyền lợi của cổ đông hơn. Tôi nghĩ các cổ đông Sacombank đều muốn đề án sáp nhập phải minh bạch, rõ ràng. Sáp nhập phải làm cho ngân hàng mạnh hơn. Thậm chí phải biết, thí dụ, sau hai năm nó mạnh hơn đến mức nào. Cổ đông Sacombank chắc chắn không muốn “ôm” một ngân hàng yếu, rồi tụt lùi luôn. Vì thế đại hội đồng cổ đông sẽ phải thảo luận, cân nhắc kỹ xem sáp nhập mang lại lợi ích gì cho họ.

Sacombank là bên mà người ta xin sáp nhập vào, sẽ có quyền chủ động?

- Đúng vậy. Sáp nhập trên cơ sở tự nguyện, đáp ứng chủ trương chung, nhưng nó chỉ diễn ra nếu Sacombank mạnh hơn thì mới được cổ đông ủng hộ. Đó là cốt lõi của câu chuyện hôm nay.

Theo TBKTSG Online

Vợ con ông Truyền vất vả vì không có biệt thự Sài Gòn
Đại gia Bắc Kỳ: Mốt xây lâu đài thể hiện đẳng cấp
Ra tù, đại gia lên núi ở ẩn
Tài sản ngàn tỷ bị kê biên, chỉ là phần nổi của Bầu Kiên
‘Siêu xe’ Nghệ An gây sốt trên mạng
Máy bay vắng khách, ê hề giá rẻ
‘Sốt’ dây chuyền hoa lan thật mạ vàng 24k

Nguồn: vietnamnet.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.