Chốt năm 2020, Việt Nam có bao nhiêu tỷ phú đô la?

(CL&CS) - Với sự quay trở lại của ông Trần Đình Long, chốt năm 2020, Việt Nam có 6 tỷ phú đô la trong danh sách của Forbes.

2020 là năm đầy biến động của thị trường chứng khoán thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Thế nhưng, sau gần 1 năm bị “bật” khỏi danh sách Những người giàu nhất thế giới do Tạp chí Forbes bình chọn, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát đã quay trở lại nhờ đà tăng mạnh mẽ của cổ phiếu HPG.

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoà Phát đã quay trở lại danh sách Những người giàu nhất Việt Nam do Forbes bình chọn.

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoà Phát đã quay trở lại danh sách Những người giàu nhất Việt Nam do Forbes bình chọn.

Sự trở lại của ông Trần Đình Long đã giúp danh sách tỷ phú đô la của Việt Nam tăng lên con số 6. Ngoài ông Long, danh sách này còn có ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup; bà Nguyễn Thị Phương, CEO Công ty cổ phần hàng không Việtt; ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quả trị Thaco; ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan.

Có thể thấy, những người giàu nhất Việt Nam không tập trung ở một lĩnh vực mà dàn trải nhiều lĩnh vực, từ bất động sản đến thép, ngân hàng, hàng không và ô tô.

Cụ thể, sau 1 năm giao dịch, cổ phiếu HPG tăng rất mạnh, tăng 20.720 đồng/CP, tương đương 108% lên 39.950 đồng/CP. Nhờ đó, vốn hoá thị trường Hoà Phát có thêm 68.651 tỷ đồng. Là cổ đông lớn nhất của Hoà Phát, tài sản trên thị trường chứng khoán của ông Long tăng 17.902 tỷ đồng lên hơn 34.500 tỷ đồng (khoảng 1,48 tỷ USD).

Tuy nhiên, theo thống kê của Forbes, ông Long “giàu” hơn khá nhiều so với cách tính trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tại thời điểm 25/12/2020, theo Forbes, ông Long có 1,9 tỷ USD. Hồi năm ngoái, ông Long rớt khỏi danh sách này khi mà tài sản không còn duy trì được mốc 1 tỷ USD.

Với 1,9 tỷ USD, ông Long đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách Những người giàu nhất Việt Nam do Forbes bình chọn. Quán quân và Á quân của danh sách này lần lượt là ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Theo Forbes, ông Vượng đang là người giàu nhất Việt Nam với tài sản lên đến 6,6 tỷ USD. So với hồi tháng 4 năm nay, bất chấp đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới bất động nghỉ dưỡng, tài sản của ông Vượng vẫn tăng thêm 1 tỷ USD, tương đương 18%.

Trong khi đó, hàng không là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 khi rất nhiều quốc gia trên thế giới “đóng cửa” khiến vận chuyển bằng hàng không giảm rất sâu. Thế nhưng, tài sản của bà Thảo vẫn tăng nhẹ, tăng 400 triệu USD lên 2,5 tỷ USD.

Ngân hàng cũng là ngành bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng không quá nặng nề. Bên cạnh đó, ngành hàng tiêu dùng được đánh giá là được “cơ trong nguy”. Là ông lớn ngành tiêu dùng nên Masan tăng trưởng mạnh suốt thời gian qua.

Ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang cùng sở hữu cổ phiếu TCB và MSN. Đây là hai mã đi lên đáng kể. Vì vậy, tài sản của hai vị đại gia này lần lượt tăng 600 triệu USD và 100 triệu USD. Hai người đứng ở vị trí thứ tư và thứ sáu trong danh sách Những người giàu nhất Việt Nam do Forbes bình chọn.

Cũng như ông Trần Đình Long, có nhiều thời điểm ông Nguyễn Đăng Quang bị rời khỏi danh sách này nhưng tại thời điểm cuối năm 2020, cả hai đại gia cùng quay trở lại.

Người giàu thứ 5 Việt Nam, theo đánh giá của Forbes là ông Trần Bá Dương. Ô tô cũng có thời điểm lao đao vì đại dịch Covid-19 nhưng đang hồi phục trong những tháng cuối năm. Vì vậy, giá trị tài sản của ông Dương không thay đổi, vẫn duy trì ở mức 1,5 tỷ USD.

Hà Phương

Bình luận

Nổi bật

Công bố thêm 1 nhà máy đạt trung hòa Carbon, VINAMILK tiến nhanh trên hành trình đến Net Zero

Công bố thêm 1 nhà máy đạt trung hòa Carbon, VINAMILK tiến nhanh trên hành trình đến Net Zero

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 18:51

(CL&CS) - Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Viettel xây dựng hạ tầng logistics xuyên biên giới với Nam Ninh, Trung Quốc

Viettel xây dựng hạ tầng logistics xuyên biên giới với Nam Ninh, Trung Quốc

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 17:30

(CL&CS) - Sắp tới, thời gian kết nối giữa Nam Ninh (Trung Quốc) và Hà Nội được giảm xuống 50% và chỉ còn 12 giờ, tối ưu ít nhất 30% chi phí logistics.

PV GAS LPG phát hành 3,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông

PV GAS LPG phát hành 3,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 17:15

(CL&CS) - PV GAS LPG là đơn vị duy nhất thuộc Petrovietnam và PV GAS được phép sản xuất và kinh doanh bình gas mang thương hiệu PETROVIETNAM GAS trên toàn lãnh thổ Việt Nam.