Chính thức thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19
(CL&CS) - Ngày 26/5, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định 770/QĐ-TTg thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19.
Theo đó, mục đích thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19 Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, vắc xin của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 cho người dân.
Quyết định cũng nêu rõ, Quỹ là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước, hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Quỹ có tư cách pháp nhân; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Quỹ có chức năng quản lý, điều phối các nguồn lực tài chính, hiện vật của Quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng Covid-19
Bộ máy quản lý Quỹ sử dụng cán bộ, công chức của Bộ Tài chính, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Kinh phí hoạt động của bộ máy quản lý Quỹ do ngân sách nhà nước chi trả, không sử dụng từ nguồn thu của Quỹ.
Quyết định cũng nói rõ: Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, sử dụng vốn đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả. Quỹ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về các hoạt động tài chính của Quỹ của các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính và Kiểm toán nhà nước; giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cộng đồng. Quỹ được sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ để gửi tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho Quỹ nhưng phải đảm bảo an toàn.
Quỹ tự chấm dứt hoạt động và giải thể sau khi cơ quan có thẩm quyền công bố hoàn thành việc tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 cho người dân; số dư Quỹ (nếu có) được nộp toàn bộ vào ngân sách trung ương để bổ sung nguồn lực mua vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng của Nhà nước.
Quỹ có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vắc xin của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ, tài trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng Covid-19.
Đồng thời phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc vận động quyên góp, tài trợ cho Quỹ để hỗ trợ, tài trợ hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 theo quy định.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nguồn thu của Quỹ, bao gồm: Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vắc xin của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Quỹ; Và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Quỹ sử dụng để hỗ trợ, tài trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng Covid-19.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng Covid-19, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chi từ Quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 theo quy định. Bộ Tài chính xuất Quỹ để chi theo nội dung Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và căn cứ hồ sơ đề nghị của Bộ Y tế.
Quỹ do Bộ Tài chính quản lý. Tên giao dịch tiếng Anh của Quỹ: Vietnam Fund for Vaccination Prevention of Coronavirus Disease 2019 (viết tắt là VFVC). Bộ Tài chính ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ. Quỹ thực hiện chế độ báo cáo kế toán, quyết toán, công khai tài chính quỹ theo quy định của Luật Kế toán và hướng dẫn của Bộ Tài chính. |
Thanh Thanh
- ▪Việt Nam cần 25,2 nghìn tỷ đồng mua vắc xin, Bộ Tài chính trình Chính phủ thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19
- ▪Bộ Tài chính đề xuất gói hỗ trợ giảm thuế, phí, lệ phí lên tới 1.900 tỷ đồng
- ▪Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn cho địa phương trong việc cân đối, bố trí nguồn lực mua sắm trang thiết bị phòng, chống dịch Covid-19
- ▪Bộ Tài chính: giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với xe hơi mới là không phù hợp với bối cảnh hiện nay
Bình luận
Nổi bật
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:08
(CL&CS) - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.
Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57
(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.
Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31
(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.