Dữ liệu cũ
Thứ năm, 01/11/2018, 16:34 PM

Chiến tranh mậu dịch Mỹ - Trung: Ông Trump tung thêm đòn chí mạng

(NTD) - Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ hơn 9% trong sáu tháng qua để đối phó với các mức thuế mới của Mỹ. Ngày 18/10/2018, ông Trump vừa tung thêm một đòn chí mạng nữa: Rút khỏi Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) vốn quy định cước phí rất thấp đối với bưu kiện gửi từ Trung Quốc sang Mỹ…

Kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng thấp nhất kể từ 2009

Khi bàn đến tỷ giá đồng nhân dân tệ, Tổng thống Trump nói Bắc Kinh thao túng tiền tệ, vì thế cho nên thiếu minh bạch. Tại sao Trung Quốc làm như thế? Hãng tin Bloomberg nói Trung Quốc làm vậy để né đòn tăng thuế lên mức 25% trên tổng 200 tỷ USD hàng hóa xuất sang Mỹ từ đầu năm 2019.

Trung Quốc vừa báo cáo mức tăng trưởng quý thấp nhất kể từ khi có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho tới nay. Tỷ lệ tăng trưởng quý 3/2018 chỉ đạt 6,5%, thấp hơn mức dự báo 6,6%. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2009 - thời gian đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Kết quả cũng thấp hơn so với mức 6,7% của quý trước, nhưng vẫn đạt mục tiêu cả năm mà chính phủ đưa ra là khoảng 6,5%.

Một số nhà quan sát tình hình cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái thời kỳ đầu do chịu trực tiếp ảnh hưởng các đòn áp mức thuế cao của Mỹ. Trong nhiều năm, Trung Quốc đã giảm bớt xuất khẩu và dựa nhiều hơn vào tiêu thụ nội địa để tăng trưởng. Cùng lúc, chính phủ đang phải vật lộn với việc kiềm chế khoản nợ đang phình to liên quan tới làn sóng phát triển cơ sở hạ tầng và tình trạng bong bóng nhà ở.

Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã có một số bước đi nhằm hỗ trợ kinh tế, trong đó có việc cắt giảm các đòi hỏi về vốn để làm tăng mức thanh khoản. Ngày 22/10, Phó thủ tướng Lưu Hạc đã triệu tập Ủy ban Ổn định và Phát triển Tài chính cho “cuộc họp lần thứ 10 (trong 2 tháng qua) về ngăn ngừa và giải quyết rủi ro tài chính”. Điều này chứng tỏ sự lo lắng của lãnh đạo Trung Quốc trước cuộc chiến mậu dịch với Mỹ.

0
Khi bàn về cuộc chiến mậu dịch Mỹ - Trung, một tờ báo Trung Quốc in hình Tổng thống Donald Trump trên trang nhất, hình chụp tại Bắc Kinh trước đây. (Ảnh: AFP).

Ông Trump tung ra thêm đòn chí mạng

Ngày 18/10, Tổng thống Trump tuyên bố ý định rút khỏi UPU với lý do các “thiếu sót trong hệ thống” của liên minh giúp quốc gia đang phát triển như Trung Quốc chuyển hàng toàn cầu với giá rẻ.

UPU được thành lập vào năm 1874 và hiện đang được Liên Hợp Quốc điều hành, có quyền quyết định những loại phí mà dịch vụ bưu chính tại các quốc gia thành viên có thể thu để chuyển bưu kiện từ tàu hoặc máy bay nước ngoài. UPU hiện có 192 quốc gia thành viên, trong đó có Mỹ và Trung Quốc.

Lý giải về quyết định bất ngờ này, ông Trump cho hay giá vận chuyển mang tính ưu đãi đối với những quốc gia đang phát triển lâu nay cho phép các nước thành viên như Trung Quốc đổ hàng vào Mỹ, khiến các công ty Mỹ gặp bất lợi.

Đây sẽ là động thái mạnh của chính quyền Mỹ nhằm sửa đổi “hệ thống thiếu sót” của UPU theo hướng tốt hơn, theo đó, thay vì tuân theo các phí do UPU quy định, Mỹ sẽ tự đưa ra mức phí vận chuyển hàng quốc tế cho các dịch vụ bưu chính nước này, sẽ được áp dụng trễ nhất vào ngày 1/1/2020.

Theo hiến chương của UPU, việc rút khỏi liên minh này của một thành viên sẽ có hiệu lực trong một năm sau khi được thông báo. Trong năm 2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ theo đuổi các cuộc thảo luận song phương và đa phương với các quốc gia thành viên UPU để giải quyết quan ngại của Washington về hệ thống hiện hành của UPU. Nhà Trắng nói nếu các cuộc đàm phán thành công, Mỹ sẽ hủy bỏ thông báo rút khỏi UPU và vẫn sẽ ở lại liên minh này.

1
Trung Quốc vẫn sản xuất hàng hóa trong sự lo lắng bị đánh thuế cao khi nhập vào Mỹ. (Ảnh: Reuters).

Các đại công ty tháo chạy khỏi Trung Quốc

Theo AFP, Giám đốc Junji Tsuda thuộc Liên đoàn Robot Quốc tế (International Federation of Robotics - IFR) cho hay nhiều nhà sản xuất toàn cầu “đang trong chế độ chờ đợi, tự hỏi xem liệu họ có nên đưa sản xuất ra khỏi Trung Quốc, đến những nơi như Việt Nam hay Mỹ hay không”.

IFR là liên đoàn tập hợp 60 nhà cung ứng và tích hợp robot toàn cầu. Họ dự báo doanh số robot công nghiệp trên toàn thế giới trong năm nay tăng 10%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 30% năm ngoái. Trung Quốc là thị trường robot lớn nhất thế giới, chiếm 36% thị phần toàn cầu. Doanh số ở đây vượt tổng doanh số ở châu Âu và Mỹ cộng lại.

Nhiều công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhất là các công ty chuyên về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence hay Machine intelligence - AI) cũng đang chuẩn bị “bỏ của chạy lấy người”, dời cơ sở làm ăn sang Việt Nam hay Singapore, Malaysia… Trong đó, chạy trước nhất sẽ là AirPod, Apple Watch, HomePod

Tường Quyên

_NTD_So168_In_Page_28
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.