Thứ năm, 16/05/2024, 08:59 AM

Chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia NQI – phục vụ phát triển bền vững

(CL&CS)- Ngày 15/5, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức hội thảo về Phương pháp tính chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia – NQI phục vụ phát triển bền vững.

Tham dự hội thảo có TS. Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng, đại diện các đơn vị trực thuộc Tổng cục theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chia sẻ về hạ tầng chất lượng quốc gia – NQI và hạ tầng chất lượng phục vụ phát triển bền vững – QI4SD, ông Đoàn Thanh Thọ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Thanh tra cho biết, NQI được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại Phát triển và Tổ chức Thương mại Thế giới chính thức đưa ra vào năm 2005 trong Đổi mới Chiến lược Xuất khẩu – Phương pháp Tiếp cận Chiến lược đối với Thách thức Đảm bảo Chất lượng. Với việc liên tục phổ biến NQI trong các lĩnh vực liên quan, giới học thuật và các tổ chức quốc tế liên quan vẫn đang mở rộng khái niệm NQI về nội hàm và phạm vi của nó.

be2a4d6a-5758-49da-b6ff-32858dfb8787

Ông Đoàn Thanh Thọ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Thanh tra (Ảnh Hà My)

Theo thông lệ quốc tế, NQI là hệ thống cơ chế pháp lý và kỹ thuật để triển khai hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp và công nhận chất lượng ở từng quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong nước, đẩy mạnh sự thừa nhận của quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ toàn cầu.

Cũng theo ông Thọ, báo cáo của tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) năm 2022, cấu phần nên NQI (GQII) bao gồm đo lường, tiêu chuẩn, công nhận và đánh giá sự phù hợp. Cấu phần nên QI4SD bao gồm đo lường, tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp, giám sát thị trường, chính sách, công nhận.

Về nguồn dữ liệu và số liệu của NQI từ các tổ chức quốc tế OIML, BIPM, ISO/IEC, IAF, ILAC, INetQI, …; Các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia; VMI, Tổ chức công nhận của quốc gia,…; Tổ chức ĐGSPH, Tổ chức thử nghiệm, hiệu chuẩn.

Về vai trò phát triển kinh tế – xã hội, NQI được coi là nền tảng cơ bản của thương mại quốc tế, đóng vai trò tiền đề để các nước đang phát triển tiếp cận thị trường quốc tế theo nguyên tắc hiện đại. Mặc dù nhiều sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ở các nước đang phát triển có thể có chất lượng cao nhưng vẫn rất khó để các nước đó “tiếp thị” sản phẩm và dịch vụ ra quốc tế nếu NQI không hoạt động hiệu quả và bảo đảm tuân thủ đúng thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế. Tương tự như các hạ tầng vật lý khác, việc xây dựng và phát triển NQI được coi là nhiệm vụ của các cơ quan của Chính phủ và là công cụ hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh mỗi quốc gia.

Trong khuôn khổ hội thảo, ông Vũ Hoàng Minh, Trưởng phòng Đảm bảo Chất lượng – Trung tâm chứng nhận phù hợp (QUACERT) đã có phần chia sẻ về công khai, minh bạch trong tổ chức chứng nhận. Theo đó, công khai, minh bạch giúp đáp ứng các yêu cầu từ các bên quan tâm: Yêu cầu công khai, minh bạch thủ tục chứng nhận trong quá trình hội nhập quốc tế; Yêu cầu từ Chính phủ, cơ quản lý nhà nước; Yêu cầu từ các cơ quan công nhận; Yêu cầu từ tổ chức, công dân.

mINH

Ông Vũ Hoàng Minh, Trưởng phòng Đảm bảo Chất lượng – Trung tâm chứng nhận phù hợp (Ảnh Hà My)

Lợi ích của công khai, minh mạch sẽ giúp quản lý thông tin và khai thác tài nguyên tốt hơn; Tiết kiệm chi phí hoạt động; Tăng cơ hội, nâng cao khả năng cạnh tranh; Nâng cao trải nghiệm và hài lòng khách hàng; Tối ưu hóa hoạt động tác nghiệp trong và ngoài phòng ban; Mang lại sự linh hoạt cho tổ chức; Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp; Cải thiện năng suất của nhân viên và toàn bộ tổ chức; Tăng lợi nhuận; Góp phần xây dựng văn hóa tổ chức tốt hơn.

Yêu cầu công khai, minh bạch trong tổ chức phải đáp ứng các yêu cầu: thứ nhất là, yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý: ISO/IEC 17021-1, ISO/IEC 17021-2; ISO/IEC 17021-3; ISO/IEC 17021-10; ISO/TS 22003; ISO 50003; ISO/IEC 27006; ISO 17065, TCVN 12134:2017; TCVN 12851:2019; TCVN 13888:2023,…. thứ hai là các bên liên quan như tổ chức công nhận, IAF: IAF MD 22:2018, IAF MD 9: 2022,… thứ ba là đáp ứng các yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước: Nghị định 107/2016/NĐ-CP.

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp áp dụng 5S và TPM giúp ổn định và nâng cao năng suất

Doanh nghiệp áp dụng 5S và TPM giúp ổn định và nâng cao năng suất

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:07

(CL&CS)- Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất được xem là yếu tố quan trọng bên cạnh giải pháp về đổi mới khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng cao năng suất, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp

Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01

(CL&CS)- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng... là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng.

Doanh nghiệp ngành thép có chất lượng vượt bậc nhờ áp dụng công cụ nâng cao năng suất

Doanh nghiệp ngành thép có chất lượng vượt bậc nhờ áp dụng công cụ nâng cao năng suất

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21

(CL&CS) - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ngành thép đã chủ động áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.