Tin - Ảnh
Thứ hai, 29/07/2024, 16:11 PM

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7-2024 tăng 0,48%

(CL&CS) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48% so với tháng trước do nhu cầu sử dụng điện tăng và mức đóng BHYT được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới.

Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/7, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng BHYT được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 7/2024 tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,36%.

TIÊU DÙNG

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7-2024 tăng 0,48% (hình minh họa)

Bình quân 7 tháng năm 2024, CPI tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,73%. Trong mức tăng 0,48% của CPI tháng 7/2024 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng; riêng nhóm bưu chính, viễn thông ổn định giá.

Có mức tăng mạnh nhất là nhóm “hàng hóa và dịch vụ khác” (tăng 3,77% chủ yếu do giá bảo hiểm y tế tăng 28,45% khi mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng).

Nhóm giao thông tăng 1,45% (làm cho CPI chung 0,14 điểm phần trăm), chủ yếu do giá dầu diezen tăng 4,07%; giá xăng trong nước tăng 3,55% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng. Giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 20,44%; đường sắt tăng 4,4%; vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 0,04% do nhu cầu cao.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, vốn chiếm quyền số cao nhất, tăng 0,26% (làm cho CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm), trong đó lương thực giảm; thực phẩm tăng; ăn uống ngoài gia đình tăng.

Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê nhận định, so với cùng kỳ năm trước, khác với xu hướng của năm 2023, CPI các tháng nửa đầu năm 2024 có xu hướng tăng. Từ mức 3,37% trong tháng 1/2024 lên mức cao nhất 4,44% vào tháng 5/2024. Sang tháng 6/2024, mức tăng CPI còn 4,34% và tháng 7/2024 tăng 4,37%.

Cũng theo số liệu thống kê, lạm phát cơ bản tháng 7/2024 tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 7 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,12%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Tùng Lộc

Bình luận

Nổi bật

[Longform] Thị trường bất động sản bám sát tiến trình phục hồi, sẵn sàng cho một “chu kỳ mới”?

[Longform] Thị trường bất động sản bám sát tiến trình phục hồi, sẵn sàng cho một “chu kỳ mới”?

sự kiện🞄Thứ ba, 17/09/2024, 14:20

Cùng với nền kinh tế, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang phục hồi tích cực qua từng tháng. Trên nền tảng được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố tích cực, trong khoảng thời gian chờ các Luật mới "ngấm", thị trường bất động sản sẽ tiếp tục phục hồi bền vững với kết quả tốt dần lên. Đặc biệt, thị trường đang bắt đầu một 'chu kỳ' hồi phục mới.

[Infographic] Chi tiết 9 dự án với hơn 5.300 căn hộ đủ điều kiện mở bán tại Hà Nội

[Infographic] Chi tiết 9 dự án với hơn 5.300 căn hộ đủ điều kiện mở bán tại Hà Nội

sự kiện🞄Thứ hai, 16/09/2024, 14:04

Sở Xây dựng Hà Nội vừa cập nhật danh sách 9 dự án nhà ở đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.

Hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái khắc phục thiệt hại do bão số 3

sự kiện🞄Thứ hai, 16/09/2024, 08:51

(CL&CS) - Ngày 14/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 980/QĐ-TTg hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Yên Bái.