Thứ hai, 29/05/2023, 15:29 PM

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,01%

(CL&CS) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,01%. Bình quân 5 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,83%...

Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/5, giá lương thực, thực phẩm tăng, giá điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2023 tăng 0,01% so với tháng trước.

So với tháng trước, CPI tháng 5/2023, khu vực thành thị tăng 0,02%; khu vực nông thôn không biến động). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước và 3 nhóm hàng giảm giá.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,01%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,01%.

So với tháng trước, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,08 điểm phần trăm. Nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 5-2023 tăng 0,13% so với tháng trước do thời tiết nắng nóng, oi bức nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát tăng lên khá cao.

Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,1% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng tăng vào mùa hè đối với các mặt hàng này. Nhóm nhà ở, điện, nước và vật liệu xây dựng tháng này tăng 1,01% so với tháng trước chủ yếu do giá điện sinh hoạt và giá gas tăng. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16% so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở các mặt hàng điện lạnh khi thời tiết nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng tăng lên.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tháng này tăng 0,24% so với tháng trước, trong đó, giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 0,67%; nhà khách, khách sạn tăng 0,38% do trong tháng có kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài vừa qua. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,23% so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở mặt hàng đồ dùng cá nhân, sản phẩm chăm sóc cơ thể cũng như dịch vụ phục vụ cá nhân cùng tăng lên.

Có một số nhóm chỉ số giá giảm so với tháng trước, gồm nhóm giao thông giảm 2,98% so với tháng trước dưới tác động của việc giảm giá xăng; nhóm giáo dục giảm 0,1%.

So với tháng trước, chỉ số giá vàng tháng 5 tăng 1,02% và chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,11%.              

Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra chỉ số giá tiêu dùng các tháng từ đầu năm đến nay so với cùng kỳ năm trước có xu hướng giảm dần; trong đó, CPI tháng 1/2023 tăng cao nhất với 4,89%, tháng 2/2023 tăng 4,31%, tháng 3/2023 tăng 3,35%, tháng 4/2023 tăng 2,81% và đến tháng 5/2023 mức tăng còn 2,43%.

Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới làm cho chỉ số giá nhóm giao thông so với cùng kỳ năm trước liên tục giảm, từ mức giảm 0,18% trong tháng 2/2023 đã giảm mạnh 8,94% trong tháng 5/2023.

Tính chung bình quân 5 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,55% so với cùng kỳ năm 2022.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cảng Pansir Panjang và trao đổi về chiến lược giáo dục, khoa học công nghệ

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cảng Pansir Panjang và trao đổi về chiến lược giáo dục, khoa học công nghệ

sự kiện🞄Thứ năm, 13/03/2025, 14:38

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, sáng 13.3, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm và làm việc tại cảng Pansir Panjang - một trong những cảng container hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á, nhằm tìm hiểu mô hình phát triển hạ tầng cảng biển của Singapore.

WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6,8% trong năm nay

WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6,8% trong năm nay

sự kiện🞄Thứ năm, 13/03/2025, 13:21

(CL&CS) - Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt mức 6,8% trong năm 2025 và 6,5% trong năm 2026.

Thúc đẩy hợp tác với các đối tác có trình độ khoa học, công nghệ, chuyển đổi số phát triển

Thúc đẩy hợp tác với các đối tác có trình độ khoa học, công nghệ, chuyển đổi số phát triển

sự kiện🞄Thứ tư, 12/03/2025, 10:59

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 10/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chủ động thích ứng linh hoạt, kịp thời, phù hợp, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo.