Thứ năm, 29/02/2024, 14:11 PM

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2024 tăng 1,04% so với tháng trước

(CL&CS)- Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 1,04% so với tháng trước.

Tổng cục Thống kê vừa công bố tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024. Theo đó, CPI tháng 2/2024 tăng 1,04% so với tháng trước; tăng 1,35% so với tháng 12/2023 và tăng 3,98% so với cùng kỳ 2023. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,84%.

Lý giải về nguyên nhân CPI tháng 2 tăng, Tổng cục Thống kê cho rằng, tháng 2/2024 là tháng có Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao; giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2024 tăng.

Cũng theo Tổng cục thống kê, trong mức tăng 1,04% của CPI tháng 2/2024 so với tháng trước có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

hoa15120240229093521

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2024 tăng 1,04% so với tháng trước

Cụ thể, 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm, nhóm giao thông tăng cao nhất với 3,09%, tác động làm CPI chung tăng 0,3 điểm phần trăm, trong đó: Chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 15,48% do nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán; chỉ số giá xăng tăng 5,82%, chỉ số giá dầu diezen tăng 5,51% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước; dịch vụ rửa xe, bơm xe tăng 2,47%; dịch vụ trông giữ xe tăng 1,86%...

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,71%, tác động làm CPI chung tăng 0,57 điểm phần trăm, trong đó: Lương thực tăng 1,75%, tác động làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 1,98%, tác động làm CPI chung tăng 0,42 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,04%, tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,8% do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng tăng vào dịp Tết Nguyên đán khiến giá rượu bia tăng 1,17%; thuốc hút tăng 0,56%; đồ uống không cồn tăng 0,33%.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,79% do nhu cầu mua sắm, du xuân dịp Tết Nguyên đán tăng; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,78%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,43%, tác động làm CPI chung tăng 0,08 điểm phần trăm, trong đó một số mặt hàng tăng giá: Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,48% và giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,71%; giá điện sinh hoạt tháng 2 tăng 0,78%, nước sinh hoạt tăng 1,73%; giá gas tăng 1,1% so với tháng trước do từ ngày 01/02/2024, giá gas trong nước điều chỉnh tăng 5.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới tăng 10 USD/tấn, từ mức 625 USD/tấn lên mức 635 USD/tấn; giá dầu hỏa tháng 02/2024 tăng 2,7% so với tháng 01/2024 do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,26%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,16% do chi phí nhân công, chi phí vật liệu, nhu cầu mua sắm quần áo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn tăng.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng nhẹ 0,02%, trong đó chỉ số giá thuốc các loại tăng 0,11%; giá dịch vụ khám chữa bệnh không biến động so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu do một số mặt hàng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, thuốc dùng cho đường hô hấp tăng giá khi thời tiết chuyển mùa nồm ẩm tại một số địa phương miền Bắc.

Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là nhóm bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục. Trong đó, nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17% do các doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mại giảm giá đối với một số loại điện thoại di động mẫu mã cũ.

Nhóm giáo dục giảm 0,42% so với tháng trước, tác động làm CPI chung giảm 0,03 điểm phần trăm, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0,48%.

Bang-2

Lạm phát cơ bản tháng 2-2024 tăng 0,49% so với tháng trước và tăng 2,96% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 2 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 2,84% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,67%); chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.