Chỉ định thầu làm thất thoát tài sản công
(NTD) - Đó là chia sẻ của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), tại hội nghị trao đổi về cơ chế thực hiện các dự án theo hình thức đối tác công tư (BT) và giải pháp tạo quỹ đất, nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng diễn ra sáng ngày 7/11.
Cụ thể, Chủ tịch HoREA đánh giá xã hội hóa phát triển hệ thống hạ tầng theo hình thức PPP, BT, BOT… huy động được nguồn vốn lớn, đóng góp vào phát triển thành phố cũng như cả nước.
![]() |
Các dự án BT giúp giao thông tại TP.HCM ngày càng phát triển, tuy nhiên bắt đầu phát sinh tiêu cực. Ảnh: N.Vũ |
Tuy vậy, bên cạnh mặt tích cực, việc chỉ định nhà đầu tư cho các khu đất vàng… nguồn vốn nhà đầu tư chỉ chiếm 10% còn 90% toàn vốn vay ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư. Trong khi đó lại thiếu cơ chế kiểm soát, tạo điều kiện cho nhà đầu tư hưởng lợi hai lần.
Theo ông Châu, “dự toán công trình, các khu đất đối ứng cũng do nhà đầu tư đề xuất… như vậy họ đạt được lợi ích hai lần. Để cho nhà thầu, nhà đầu tư chủ động cả 2 giai đoạn, nhà nước chỉ giám sát là nhà nước, xã hội chịu thiệt. Nguồn vốn đối ứng là tài sản công, không đấu thầu mà chỉ định thầu khi đối ứng là thất thoát tài sản công”.
Theo đó, ông Châu kiến nghị phải đấu giá công khai, minh bạch với các hình thức PPP, BT, kể cả các khu đất vàng đối ứng cũng phải đấu giá và đề nghị hạn chế tối đa việc chỉ định thầu.
Bên cạnh đó, người đứng đầu HOREA đề nghị hạn chế tối đa việc chỉ định nhà thầu, chỉ định nhà đầu tư đối với các trường hợp trên đây và chỉ thực hiện hình thức chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư theo quy định của Luật Đấu thầu. Nhất là trong các trường hợp đặc biệt theo điều 26 Luật Đấu thầu, để tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh; củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư; làm lợi cho ngân sách nhà nước và tăng cường sự đồng thuận trong xã hội.
Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giám đốc chương trình MPP, Đại học Fulbright cho rằng, hầu hết việc thực hiện dự án BT đều có phương thức “đổi đất lấy hạ tầng” và chỉ định thầu chứ không phải đấu thầu. Trong khi chủ đầu tư lại dựa quá nhiều vốn vay ngân hàng. Vì thế, cần hạn chế tối đa hình thức BT với phương án đổi đất lấy hạ tầng, thay vào đó cần lấy tiền mặt đổi hạ tầng thông qua việc bán đấu giá quyền sử dụng đất, phát hành trái phiếu công trình. Việc thực hiện BT chỉ nên áp dụng khi có quỹ đất sạch và quỹ đất này phải được bán đấu giá độc lập, tiền thu được sẽ thanh toán cho tiến độ đầu tư dự án tránh trục lợi.
N.Vũ
Bình luận
Nổi bật
Thị trường bất động sản bán lẻ năm 2025 có nhiều triển vọng
sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 15:54
Theo dự báo của Bộ Công Thương, quy mô thị trường bán lẻ trong năm 2025 có thể đạt 350 tỷ USD, đóng góp 59% tổng ngân sách nhà nước.
Đẩy mạnh tín dụng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển
sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 15:45
(CL&CS)- Theo ông Bùi Huy Thọ, Giám đốc NHNN chi nhánh Khu vực 10, các tổ chức tín dụng trên địa bàn luôn đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, phù hợp cơ cấu kinh tế khu vực, trong đó tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của địa phương.
Thị trường M&A bất động sản sôi động hơn trong năm 2025
sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 15:45
Khép lại năm 2024, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) bất động sản Việt Nam ghi nhận tăng trưởng. Tổng giá trị 13 thương vụ nổi bật đạt hơn 1,8 tỷ USD, với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp lớn. Đến năm 2025, chuyên gia nhận định, thị trường M&A bất động sản sẽ tiếp tục ấm dần lên với nhiều tín hiệu tích cực.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.