Thứ ba, 29/03/2022, 19:36 PM

CED, PepsiCo Vietnam và sinh viên NEU góp phần giữ vòng tuần hoàn cho nhựa

(CL&CS) - Để nhựa luôn được giữ trong một vòng tuần hoàn, sản phẩm nhựa, bao bì nhựa không gây ảnh hưởng đến môi trường, các doanh nghiệp phải đổi mới, ý thức phân loại rác thải ngay từ đầu nguồn của người dân là rất quan trọng. Các sinh viên sẽ là những người tạo nên sự đổi thay.

Lễ phát động thu gom rác thải nhựa được PepsiCo Vietnam, tổ chức Give2Asia và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp cùng trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)  và CLB Môi trường 360 tổ chức trong một ngày nhiều ý nghĩa, ngày 26-3, một ngày ngày kỷ niệm thành lập Đoàn Thanh niên Việt Nam, và cũng là ngày hưởng ứng giờ trái đất, hưởng ứng tháng thanh niên đã mang lại hiệu ứng tác động lan tỏa rất tốt. 

Chỉ sau lễ phát động mấy ngày, mô hình thu gom rác thải nhựa được triển khai,  phần lớn sinh viên của NEU đã ý thức hơn trước rất nhiều trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon, ống hút nhựa. Không chỉ là hành động của bản thân, nhiều bạn trẻ đã tạo được hiệu ứng lan tỏa hành động sang cộng đồng khi các bạn chủ động nhặt, gom rác thải nhựa đưa về thùng rác phân loại rác.

Sinh viên NEU thu gom rác thải, đưa về điểm tập kết, phân loại.

Sinh viên NEU thu gom rác thải, đưa về điểm tập kết, phân loại.

Trong buổi lễ phát động, trước các sinh viên của NEU, bà Tô Kim Liên – Giám đốc của CED bày tỏ sự tin tưởng từng sinh viên sẽ là từng hạt nhân lan tỏa hành động thu gom rác thải nhựa tới cộng đồng, cùng chung tay biến rác thải nhựa thành nguồn tài nguyên đầu vào cho sản xuất.

Giám đốc CED, bà Tô Kim Liên cho hay, số lượng rác thải nhựa đang ngày càng tăng. Chỉ riêng ở Hà Nội, mỗi ngày có tới 6,000 đến 7,000 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó, nhựa và nilon chiếm khoảng 8-12%.

Và như ai cũng biết, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới và đứng thứ 4 trên 20 quốc gia cao nhất với khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm.

“Với sự góp sức của nhiều người hơn, lượng rác thải thu gom cũng nhiều hơn, lượng rác thải ra môi trường giảm đi. Chúng ta cần làm thế nào để giảm lượng nhựa sử dụng mỗi ngày và chúng ta cố gắng thu gom, tái chế ở mức tối đa có thể, nỗ lực tăng tỷ lệ tái chế lên”, bà Liên nói.

Việc triển khai mô hình thu gom rác thải nhựa là một trong trong chuỗi các hoạt động thực hiện tại trường NEU trong khuôn khổ dự án "Nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam".

Nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên, cán bộ, nhân viên nhà trường và cộng đồng dân cư xung quanh về quản lý rác thải nhựa, CED sẽ hỗ trợ đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải, xây dựng một địa điểm tập kết rác thải nhựa để thu gom định kỳ hàng tuần và bàn giao cho bên vận chuyển để xử lý tái chế.

CED cũng tổ chức tham quan trải nghiệm tại các cơ sở xử lý rác thải nhựa, các cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp cho sinh viên; tập huấn Lãnh đạo trẻ vì môi trường và nâng cao nâng cao nhận thức về rác thải nhựa và kinh tế tuần hoàn định kỳ hàng năm.

“Vấn đề cốt lõi là ý thức không xả rác, phân loại rác tại nguồn, đặc biệt là rác thải nhựa khó phân hủy, sẽ giúp các đơn vị thu gom có nhiều lựa chọn để áp dụng các giải pháp tối ưu nhất khi xử lý”, Phó bí thư Đoàn Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, ông Vũ Trí Tuấn cho biết.

Bên cạnh những thung thu gom rác có phân loại được CED và PepsiCo Vietnam đặt trong trường, để tăng hiệu quả tuyên truyền, thay đổi nhận thức và hành vi, không chỉ là lễ phát động, còn có các gian hàng trưng bày các sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa còn có riêng một gian hàng do các bạn Lãnh đạo trẻ phụ trách hướng dẫn cho sinh viên trong trường và người dân sống xung quanh cách phân loại rác thải nhựa để thu gom và mang đi tái chế.

Vào thứ 7 hàng tuần, Trung tâm Giáo dục và Phát triển CED sẽ cùng với Trường thu gom rác thải nhựa từ các tập kết trong trường chuyển đến các đơn vị xử lý riêng biệt.

Thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm ban hành những cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức áp dụng kinh tế tuần hoàn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh để xây dựng tương lai bền vững cho doanh nghiệp theo tinh thần làm thế nào để sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên, sử dụng nguồn nguyên liệu từ chất thải tái chế, dùng nguyên liệu sinh học.

Khung khổ pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và có yêu cầu ngày càng cao hơn về các trách nhiệm tái chế, thu gom, xử lý chất thải nhựa của doanh nghiệp.

“Chính vì vậy, để mở ra một tương lai tuần hoàn cho vật liệu nhựa, bên cạnh việc đòi hỏi sự đổi mới từ phía các doanh nghiệp, việc ý thức phân loại rác thải ngay từ đầu nguồn của người dân là rất quan trọng. Và chúng tôi hy vọng các sinh viên sẽ là những người tạo nên sự đổi thay”, ông Vũ Trí Tuấn – Phó bí thư Đoàn trường NEU chia sẻ.   

“Ngoài mô hình thu gom ở trường ĐH Kinh tế Quốc dân, CED sẽ triển khai mô hình tương tự tại các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội.

CED cũng hợp tác với các công ty và đối tác để tiến hành các mô hình phân loại, thu gom để tái chế rác thải nhựa tại một số trường đại học, trường học. Với mạng lưới các bạn lãnh đạo trẻ trên cả nước, chúng tôi hy vọng rác thải nhựa sẽ được kiểm soát tốt hơn trong tương lai.

Dự án “Nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam” được tài trợ bởi Quỹ PepsiCo (The PepsiCo Foundation) thông qua Tổ chức Give2Asia, do Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với các đối tác tại Việt Nam thực hiện trong hơn 2 năm, đến tháng 12/2022.

Bên cạnh việc truyền thông và nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ, dự án cũng có các hoạt động nhằm tăng cường nhận thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ về quản lý rác thải nhựa và những yêu cầu mới về trách nhiệm của nhà sản xuất trong luật bảo vệ môi trường mới ban hành.

Dự án đã và đang hợp tác với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để nhựa luôn được giữ trong một vòng tuần hoàn. Các sản phẩm nhựa, bao bì nhựa được thiết kế có thể tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy được và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:55

(CL&CS) - Tại Việt Nam, Nestlé đi tiên phong với những hành động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tái sinh, sáng tạo và chuyển đổi số nhằm nỗ lực hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Khoa học công nghệ là chìa khóa bảo vệ môi trường nước

Khoa học công nghệ là chìa khóa bảo vệ môi trường nước

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:53

(CL&CS) - Biến đổi khí hậu và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng, đặc biệt là chất lượng nước ngày càng suy giảm. Bởi vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật mới về nước có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

Hà Tĩnh: Thêm 2 mỏ đất phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam

Hà Tĩnh: Thêm 2 mỏ đất phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 09:53

(CL&CS) - Sở TN&MT Hà Tĩnh vừa phối hợp với Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT) và các đơn vị có liên quan, chính quyền địa phương bàn giao mốc ranh giới khu vực mỏ đất san lấp tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên và mỏ đất san lấp tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc để phục vụ thi công các gói thầu xây lắp dự án cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh.