Thứ năm, 22/07/2021, 20:49 PM

Cập nhật danh sách gần 180 đầu mối cung ứng nông sản miền Nam

(CL&CS) - Theo Tổ công tác Kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản của Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 22/7, Tổ công tác đã ghi nhận có 179 đầu mối cung ứng nông sản miền Nam….

Cụ thể, trong gần 180 đầu mối, nhiều nhất vẫn là đầu mối cùng cấp trái cây (64), thủy- hải sản- hàng chế biến- chăn nuôi- trứng- vịt (59), rau củ quả (41), lương thực- gạo (11), mặt hàng khác (4).

Thông tin cung cấp bao gồm tên đầu mối, tên và số điện thoại người liên hệ, mặt hàng, khả năng cung ứng, giá.

Theo Tổ công tác, danh sách này đang tiếp tục được cấp nhật. Tổ công tác cũng thông báo, các bên có khó khăn và nhu cầu sản phẩm khác, có thể liên hệ: Anh Trần Minh Hải - thành viên tổ công tác, Điện thoại: 0986.118.118; Email: [email protected].

Được biết,, tổ công tác kết nối cung ứng nông sản phía Nam được thành lập ngày 18/7, ngay sau cuộc họp trực tuyến giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương với các Sở, Ngành của 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.

1

Tổ công tác gầm 14 thành viên. Tổ trưởng Tổ công tác là Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam. Tổ phó là ông Lê Văn Thành, Chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT. 

Nhiệm vụ của Tổ công tác là giúp Bộ trưởng chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Ba nhiệm vụ cụ thể là: Phối hợp với các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và các địa phương có liên quan thúc đẩy hoạt động sản xuất, thu hoạch nông sản, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ nông sản tại các địa phương khu vực phía Nam bị giãn cách do dịch Covid-19; hỉ đạo Sở NN-PTNT các địa phương rà soát kế hoạch sản xuất thời vụ đảm bảo gắn với kế hoạch tiêu thụ nông sản; xây dựng các phương án, kế hoạch tiêu thụ nông sản kịp thời ứng phó với dịch Covid-19; Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy cung ứng, tiêu thụ nông sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của các địa phương thuộc tâm dịch Covid-19. Nghiên cứu, đề xuất báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc nếu vượt thẩm quyền.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Thuận lợi, khó khăn khi triển khai áp dụng ISO 22301 tại doanh nghiệp

Thuận lợi, khó khăn khi triển khai áp dụng ISO 22301 tại doanh nghiệp

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:30

(CL&CS) - Việc hướng dẫn áp dụng Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục theo ISO 22301 cho doanh nghiệp là thật sự cần thiết và phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp hiện nay.

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS) - Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư, chú trọng vào việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, thể hiện rõ nét nhất là việc áp dụng Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:28

(CL&CS) - Sự ra đời của TCVN 5603:2023 giúp nâng cao chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời góp phần tích cực vào tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.