Tiêu thụ nông sản Việt trước tác động của dịch Covid-19
(CL&CS)- Việc giãn cách xã hội để khống chế dịch dẫn tới nhiều mặt hàng nông sản bị ùn ứ, phải kêu gọi giải cứu lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc tổ chức lại sản xuất và phân phối, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Việt trước tác động của dịch Covid-19.
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước đã yêu cầu cho học sinh, sinh viên nghỉ học và đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu. Vì thế, cầu về nông sản và thực phẩm giảm mạnh, dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa trên thị trường nông sản trong một thời gian khá dài và cộng với đặc thù đường cầu nông sản ít nhạy cảm với giá, tạo sức ép đẩy giá nông sản thấp kỷ lục. Đơn cử như Hải Dương, toàn bộ hàng hóa trong và ngoài tỉnh không được lưu thông, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể tới các mặt hàng nông sản. Từ ngày 17/2/2021, Hải Dương còn 800ha cà rốt chưa thu hoạch, 30.000 tấn cà rốt cần được xuất khẩu qua cảng Hải Phòng, hơn 3500ha cây rau màu vụ Đông đang đến kỳ thu hoạch.
Nhiều loại rau màu không tiêu thụ được hoặc nếu có tiêu thụ được thì giá cả rất thấp, không đủ đề hòa vốn. Ví dụ như cà chùa cùng kỳ năm ngoái giá bán buôn tại đồng từ 4.000-5.000 đồng/kg nhưng năm nay giá tụt xuống có 1.000-1.300 đồng/kg. Giá bán này không đủ cho chi phí thuê người hái nên nhà nông chỉ còn biết nhìn cà chua chín đỏ rồi rụng hoặc cắt bớt cho nhẹ cây.
Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng, hoạt động kinh doanh bị đứt đoạn, lợi nhuận các doanh nghiệp bị suy giảm trong thời kỳ dịch bệnh và thương mại bị gián đoạn, do đó, áp lực chi phí, phí, thuế doanh nghiệp rất lớn. Đi cùng với đó, khi đơn hàng xuất khẩu giảm dần dẫn đến áp lực ngày càng cao đối với chi phí lưu kho, chi phí điện duy trì do nông sản xuất khẩu phải bảo quản trong kho lạnh và vốn tồn ứ đọng hàng hóa.
Trong khi đó, hệ thống logistic kho lạnh phục vụ bảo quản nông sản còn hạn chế. Cả nước hiện có 48 kho lạnh làm dịch vụ bảo quản nông thủy sản với công suất khoảng 700.000 palet và hàng nghìn kho lạnh với tổng công suất bảo quản ước đạt 2 triệu tấn sản phẩm phục vụ cho một số thị trường nhất định. Tuy nhiên với số lượng kho hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản nông sản, thủy sản phục vụ nhu cầu bảo quan tươi và chế biến xuất khẩu, nhất là khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Ngoài ra, vấn đề thiếu hụt nguồn cung về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất còn hệ chế về vận chuyển, một số dự án đầu tư dây chuyền sản xuất bị đình trệ do phải chờ thiết bị ngoại nhập, tư vấn nước ngoài hỗ trợ kỹ thuật. Để khơi thông những điểm nghẽn trong quá trình tiêu thụ nông sản trong thời gian qua, phong trào giải cứu nông sản Việt tại nhiều nơi đã đồng loạt được tổ chức. Nhiều điểm bán nông sản từ vùng dịch hình thành được người dân chung tay ủng hộ. Tuy nhiên, phong trào này dù đã giúp tiêu thụ một lượng nông sản không hề nhỏ cho bà con nông dân nhưng chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Rõ ràng sản xuất nông nghiệp mà phải giải cứu là thất bại và không vận hành theo cơ chế thị trường. Việc giải cứu nông sản đã dẫn đến hiệu ứng ngược, khi giá cả nông sản lại bị giảm xuống. Mặc khác, việc tổ chức mua bán nông sản tại các điểm giải cứu tự phát ở vỉa hè cũng xuất hiện nhiều bất cập như lượng người đến mua bán tại một điểm quá đông, không đảm bảo khoảng cách giãn cách để phòng chống dịch Covid-19, cũng có một số người lợi dụng các điểm giải cứu để đưa hàng hóa không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ để tiêu thụ.
Như vậy câu chuyện để tiêu thụ hết được 5.000 tấn hoa quả giải cứu theo kiểu mua giá nào bán giá đó, có hệ thống siêu thị phải chịu lỗ tưới 17 tỷ đồng tiền vận chuyển và các chi phí khác cho thấy những giới hạn của việc chỉ biết kêu gọi giải cứu nông sản trước cú sốc bên ngoài. Nếu chỉ biết tìm đến giải cứu chụp giật thay vì giải cứu bền vững sẽ làm tổn thương ngành nông nghiệp và người nông dân. Các phương án giải cứu ở thành thị, siêu thị, vỉa hè hiện nay chỉ có tác dụng phần nào, không phải là biện pháp cơ bản để chữa căn bệnh trầm kha của ngành tiêu thụ nông sản bấy lâu nay với điệp khúc “được mùa rớt giá”. Do đó, giải pháp tiêu thụ nông sản trước những cú sốc thực sự là vấn đề quan trọng cần được giải quyết triệt để với một số khuyên nghị:
Đẩy mạnh hoàn thiện công tác dự báo, thông tin, quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông sản một cách hệ thống và toàn diện.
Việc nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp của nước ta còn nhiều hạn chế. Do đó, người sản xuất thiếu thông tin hoặc không được cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời. Không những vậy nhiều bà con nông dân chưa được các cơ quan chức năng hướng dẫn, tư vấn, khuyến cáo trong quá trình sản xuất. Cho nên ở nhiều địa phương nông dân vẫn sản xuất hàng hóa theo kiểu tù mù, tâm lý đam đông dẫn đến tình trạng bị ép giá, buộc phải bán tháo hoặc phải đổ bỏ.
Để khắc phục trình trạng này về lâu về dài, Bộ NN&PTNT cần xây dựng kho dữ liệu và cập nhật thường xuyên cho các hệ thống phân phối biết tỉnh nào đang chuẩn bị thu hoạch nông sản gì, sản lượng bao nhiêu. Các hệ thống phân phối chủ động phương tiện vận chuyển, kho bãi, phương thức bảo quản và ký kết với các đối tác.
Xây dựng chương trình quốc gia về sản xuất, tiêu dùng xanh, đảm bảo tiêu chí an toàn thực phẩm là hàng đầu. Sản xuất và tiêu thụ phải gắn liền thành một chuỗi chặt chẽ, có tính pháp lý, vừa quản lý được chất lượng hàng hóa vừa chia sẻ được lợi ích một cách hài hòa trong chuỗi giá trị đó.
Hình thành chuỗi sản xuất bền vững, mở rộng thị trường
Thói quen sản xuất nhỏ lẻ, chậm ứng dụng khoa học kỹ thuật, ít quan tâm đến thông tin thị trường dẫn đến sản xuất, nuôi trồng ồ ạt là một trong những nguyên nhân dẫn đến nông sản phải trong tình cảnh giải cứu. Việc chạy đua sản xuất một số loại rau quả, dẫn đến phá vỡ quy hoạch là cực kỳ rủi ro nếu xẩy ra sự cố. Do đó, việc tổ chức lại sản xuất và liên kết giữa các đơn vị sản xuất với tiêu hụ là việc cần phải làm quyết liệt, chứ không thể nói mãi được.
Phải xây dựng được hệ sinh thái nông nghiệp và chuỗi giá trị phải đặt trong hệ sinh thái đó để nuôi dưỡng doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã và nông hộ. Quy hoạch vùng nguyên liệu phải quy hoạch tích hợp, dựa trên lợi thế sinh thái tự nhiên, kèm theo đầu tư hạ tầng nông nghiệp bảo đảm kết nối vận chuyển, dịch vụ hậu cần thì mới hạ giá thành nông sản, tăng tính cạnh tranh.
Đẩy mạnh số hóa, khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, tự phát trong sản xuất nông nghiệp.
Công nghệ sản xuất lạc hậu cùng với tình trạng “rau hai luống, lợn hai chuồng” là nguyên nhân dẫn đến chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đảm bảo. Chất lượng nông sản do người Việt sản xuất không chỉ người tiêu dùng các thị trường xuất khẩu khó tính mà ngay cả với người tiêu dùng trong nước vẫn rất quan ngại. Mặt khác do công nghệ lạc hậu nên chi phí sản xuất trong nông nghiệp nước ta còn cao. Do đó, sức cạnh tranh của nông sản Việt thường yếu thế hơn so với nông sản các nước khác. Vì phải xây dựng hình ảnh nông nghiệp số, nông dân số với các chương trình trang trại “chăn nuôi không người”, “vườn rau không đất”, “trang trại tự động”, “thương mại điện tử” nhằm nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh cho nông sản Việt.
Cần xóa bỏ những mặt tiêu cực của tâm lý tiểu nông như làm theo kinh nghiệm, bảo thủ, ngại thay đổi, có tầm nhìn thiển cận…Phải xem kinh tế hợp tác là cứu cánh để bước qua lời nguyền về nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún như thời gian qua.
Như vậy việc giải cứu nông sản trong thời gian qua chỉ là giải pháp tình thế không thể kéo dài mãi được, nông sản Việt cần có giải pháp lâu dài để việc sản xuất, tiêu thụ nông sản không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn tránh được tổn thất rớt giá, gây ảnh hưởng tâm lý và đời sống của người nông dân.
Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).
Trung Kiên
- ▪Nông sản Việt lần đầu tiên xuất khẩu sang Châu Âu theo mô hình “Thương mại điện tử xuyên biên giới”
- ▪Siêu thị nông sản Việt trực tuyến cho người tiêu dùng trên Sàn thương mại điện tử Sendo
- ▪Để nông sản Việt tận dụng được nhiều lợi thế khi vào EU
- ▪Để nông sản Việt Nam có chỗ đứng vững ở thị trường EU
Bình luận
Nổi bật
Doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ áp dụng công cụ cải tiến năng suất
sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 06:47
(CL&CS)- Áp dụng các cải tiến năng suất chất lượng, đến nay nhiều doanh nghiệp không chỉ tăng doanh thu, lợi nhuận mà còn phát triển bền vững trên thương trường.
Doanh nghiệp áp dụng 5S và TPM giúp ổn định và nâng cao năng suất
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:07
(CL&CS)- Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất được xem là yếu tố quan trọng bên cạnh giải pháp về đổi mới khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng cao năng suất, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng... là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.