Bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp ngành gạo không đồng nhất
(CL&CS) - Mặc dù ngành xuất khẩu gạo tăng trưởng trong năm 2022, nhưng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành gạo không đồng nhất, khi một khởi sắc, một số khác kém khả quan.
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, năm 2022, xuất khẩu gạo phục hồi trở lại sau tác động của dịch COVID-19. Theo đó, Việt Nam xuất khẩu được 7,1 triệu tấn trị giá 3,45 tỷ USD, tăng 14% về lượng và tăng 5% về kim ngạch.
Mặc dù ngành xuất khẩu gạo tăng trưởng trong năm 2022, nhưng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp lại phân hóa, có doanh nghiệp kết quả kinh doanh cũng khởi sắc bên cạnh đó có doanh nghiệp lại có kết quả kém khả quan do đối mặt với thách thức tăng trưởng do năng lực cạnh tranh chưa cao và áp lực từ chi phí lớn.
Về doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khởi sắc, đầu tiên phải kể đến Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN Group; HoSE: PAN), năm 2022 doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu đạt 13.662 tỷ đồng, tăng 47,7%. Sau thuế, công ty báo lãi 774 tỷ đồng với mức tăng trưởng 51% so với năm 2021. Cơ cấu doanh thu theo mảng kinh doanh chính cho cả năm 2022 – mảng thủy sản đóng góp 6.300 tỷ đồng, mảng nông nghiệp đóng góp 4.900 tỷ đồng, thực phẩm đóng góp 2.400 tỷ đồng.
Năm 2022, PAN đề ra kế hoạch doanh thu 14.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 755 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận và sát nút kế hoạch doanh thu với 99% kế hoạch.
Tiếp theo, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG). Theo báo cáo tài chính mới công bố, năm 2022 doanh thu thuần LTG đạt mức kỷ lục 11.690 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2021. Trong đó, doanh thu từ lương thực chiếm đa số với 55%, tương đương 6.430 tỷ đồng.
Khấu trừ các chi phí, Lộc Trời báo lãi 412 tỷ đồng, sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên đây cũng là tín hiệu khả quan giúp công ty hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) ghi nhận doanh thu quý 4/2022 đạt 1.575 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ. Do tốc độ tăng của giá vốn nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, khiến lợi nhuận gộp trong quý, giảm hơn 40% xuống 67 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế của công ty vỏn vẹn 18 tỷ đồng, thấp hơn 59% so với cùng kỳ năm 2021.
Lũy kế năm 2022, doanh nghiệp ngành gạo này ghi nhận tin vui khi cán mốc doanh thu lịch sử sau 6 năm với 3.798 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2021. Tuy nhiên, dưới áp lực từ mức tăng của giá vốn hàng bán và các khoản chi phí “leo thang", Trung An báo lãi đi lùi với 70 tỷ đồng, giảm 27% so với năm 2021.
Với kết quả trên, Trung An đã hoàn thành chỉ tiêu doanh thu, nhưng chưa thể hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm 2022.
Năm 2022, doanh thu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản An Giang (Afiex; UPCoM: AFX) là 1.612 tỷ đồng, tăng 110%. Sau thuế công ty báo lãi 28 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2022, Afiex đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 2.194 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 52 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022 công ty không hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra trước đó.
Ở chiều ngược lại, là CTCP Xuất nhập khẩu An Giang ghi nhận lỗ sau thuế hơn 104 tỷ đồng và doanh thu giảm sâu 77% xuống 363 tỷ đồng. Chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt gấp 4 và 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 47 tỷ đồng và 26 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu tài chính giảm 86% xuống 5,8 tỷ đồng.
Đánh giá về triển vọng ngành gạo năm 2023, đại diện Bộ Công thương cho biết năm 2023 hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố, trong đó có sự quay trở lại của các thị trường truyền thống như Indonesia, Bangladesh… Cụ thể, trong tháng 1, Việt Nam đã xuất khẩu 86.000 tấn sang Indonesia, chủ yếu là gạo trắng cao cấp và gạo thơm, tăng 100% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng thời gian, gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 47.000 tấn, tăng 13,2% so với tháng 1/2022.
Trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành nông nghiệp vừa công bố, Công ty CP Chứng khoán VNDirect kỳ vọng 2023 sẽ là một năm thuận lợi cho ngành lúa gạo nhờ giá gạo tăng do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo. Trong bối cảnh nguồn cung giảm trong khi nhu cầu ổn định, gạo thế giới và gạo xuất khẩu Việt Nam sẽ còn tiềm năng tăng giá trong 2023.
Theo quan điểm của các chuyên gia VNDirect, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc giá gạo tăng. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan. Giá gạo Ấn Độ đang có vị thế cạnh tranh yếu hơn do chịu mức thuế cao hơn, từ đó thúc đẩy người mua chuyển hướng sang gạo của Thái Lan và Việt Nam.
Minh Vân
Bình luận
Nổi bật
Tập đoàn Bamboo Capital nằm trong top doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:33
(CL&CS) - Tập đoàn Bamboo Capital vừa được vinh danh với hai hạng mục quan trọng tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, bao gồm: Báo cáo thường niên tốt nhất và Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên tốt nhất.
Năm 2024, PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - PV GAS TRADING tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh tăng trưởng toàn diện và các kỷ lục đột phá trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đang trải qua nhiều biến động phức tạp.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:29
(CL&CS) - Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng xanh VinEG (“VinFast Energy”), Công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam (“Schneider Electric”) và Công ty TNHH Năng lượng Môi trường Biển Đông (“ESEC”) đã ký kết thoả thuận hợp tác phát triển giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến, qua đó thúc đẩy lĩnh vực quản lý năng lượng tại Việt Nam.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.