Thứ năm, 03/06/2021, 08:31 AM

Bộ Tài Chính: CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% là vẫn trong tầm kiểm soát

(CL&CS) - Trước lo ngại về việc các mặt hàng và loạt phí dịch vụ đồng loạt tăng giá khiến nguy cơ lạm phát, Bộ Tài chính cho biết, những diễn biến tăng giá một số hàng hóa thiết yếu trong năm 2021 đã được Bộ Tài chính và các Bộ, ngành dự báo trong kịch bản điều hành giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngay từ cuối năm 2020.

Những tháng gần đây, không chỉ có giá sắt thép, xi măng, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi... mà một loạt phí dịch vụ vận tải biển, phí hàng không... cũng tăng. Các chuyên gia lo ngại, điều này càng khiến nguy cơ lạm phát đang hiển hiện rất gần.  

CPI 5 tháng đầu năm tăng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây

CPI 5 tháng đầu năm tăng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây

Trước lo ngại này, Bộ Tài chính cho biết, những diễn biến tăng giá một số hàng hóa thiết yếu trong năm 2021 đã được Bộ Tài chính và các Bộ, ngành dự báo trong kịch bản điều hành giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngay từ cuối năm 2020.

Theo Bộ Tài chính, một số mặt hàng có giá tăng do nguyên liệu đầu vào cũng như nhu cầu tăng, như thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý là giá thép, có mặt hàng tăng theo giá thế giới như xăng dầu. Đối với mặt hàng do Nhà nước định giá, thời gian vừa qua dịch vụ vận chuyển hàng không có sự điều chỉnh kết cấu chi phí trong giá, tuy nhiên việc điều chỉnh này phải bảo đảm mức giá vé máy bay vẫn trong khung giá do cơ quan có thẩm quyền nhà nước quy định.

Mặc dù đây là áp lực lớn lên mặt bằng giá trong nước nhưng là nhân tố đã được tính toán trong các kịch bản điều hành giá nên cũng đã có giải pháp để chủ động điều hành giá trong nước nhằm kiểm soát lạm phát cả năm 2021 bình quân ở mức dưới 4%.

Cũng theo Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau thì trong những tháng còn lại, CPI mỗi tháng vẫn còn nhiều dư địa để đảm bảo mục tiêu kiểm soát dưới 4%.

Vì vậy, nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% là vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Bên cạnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể tác động làm tăng giá cục bộ một số mặt hàng tại một số địa phương. Bộ Tài chính cũng đánh giá vẫn còn tiềm ẩn rủi ro đối với công tác kiểm soát lạm phát đến từ tình hình thế giới như giá nhiên liệu, phôi thép, thép phế thế giới có thể diễn biến tăng cao đột biến, giá xăng dầu tiếp tục tăng tác động làm giá trong nước tăng theo...

Khánh Chi

Bình luận

Nổi bật

Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân

Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân

sự kiện🞄Thứ ba, 20/05/2025, 08:50

(CL&CS) - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 138/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Rà soát, loại bỏ những điều kiện cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân

Rà soát, loại bỏ những điều kiện cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân

sự kiện🞄Thứ hai, 19/05/2025, 14:58

(CL&CS) - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 139/NQ-CP ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân (Kế hoạch).

Thủ tướng: Tìm những điểm đột phá để xây dựng 2 nghị quyết của Bộ Chính trị về giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Thủ tướng: Tìm những điểm đột phá để xây dựng 2 nghị quyết của Bộ Chính trị về giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân

sự kiện🞄Thứ hai, 19/05/2025, 07:39

(CL&CS) - Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về hiện đại hóa, đột phá phát triển giáo dục và đào tạo và Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.