Bộ GD-ĐT đề nghị Chính phủ miễn giảm học phí cho học sinh
(CL&CS) - Bộ GD-ĐT đề nghị Chính phủ xem xét các phương án miễn giảm học phí cho học sinh mầm non, phổ thông trong năm học 2021-2022.
Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 diễn ra sáng 28-8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Bộ GD-ĐT đề nghị Chính phủ xem xét các phương án miễn giảm học phí cho học sinh mầm non, phổ thông trong năm học 2021-2022 (hình minh họa)
Tại hội nghị, Bộ GD-ĐT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngành y tế có giải pháp để sớm thực hiện việc tiêm vaccine cho học sinh, trước mắt là học sinh THPT.
Đề nghị Chính phủ xem xét, bố trí kinh phí để ngành giáo dục thực hiện các giải pháp chuyển trạng thái hoạt động thích ứng với dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và có thể kéo dài, gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy và học. Trước mắt tập trung xây dựng hệ thống bài giảng trên truyền hình, bài giảng điện tử, kho học liệu số dùng chung cho học sinh phổ thông cả nước; tập huấn giáo viên về kỹ năng dạy và quản lý lớp học trực tuyến; đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học trong năm học.
Đặc biệt, Bộ GD-ĐT đề nghị Chính phủ xem xét các phương án miễn giảm học phí cho học sinh mầm non, phổ thông trong năm học 2021-2022.
Bên cạnh đó, Chính phủ quan tâm, xem xét giao bổ sung biên chế để tuyển dụng giáo viên đảm bảo các quy định hiện hành về vị trí việc làm và định mức giáo viên; không áp dụng quy định giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập, 10% biên chế sự nghiệp, 10% chi trực tiếp từ ngân sách đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, tổ chức thực hiện việc đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho các cơ sở đào tạo giáo viên theo Nghị định số 116 của Chính phủ.
Bộ cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương khi phân bổ ngân sách giai đoạn 2021-2025 cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo bảo đảm tối thiểu 20% tổng chi ngân sách Nhà nước hằng năm theo Luật Giáo dục 2019; chỉ đạo các địa phương bố trí ngân sách phát triển giáo dục tại địa phương, đảm bảo tỷ lệ chi chuyên môn tối thiểu 18% trong tổng chi thường xuyên theo Quyết định 46/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hồng Liên
- ▪Chất lượng giáo dục đại học Việt Nam vẫn đứng phía dưới của các bảng xếp hạng
- ▪Sở GD&ĐT Thái Nguyên: Dấu hiệu bất thường trong đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục, liệu có đảm bảo chất lượng?
- ▪Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngành Giáo dục cần chuyển trạng thái để thích ứng với tình hình dịch bệnh
- ▪Ứng dụng công nghệ số vào giáo dục học tập suốt đời
Bình luận
Nổi bật
Bộ GD&ĐT không điều chỉnh lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025
sự kiện🞄Thứ sáu, 21/03/2025, 16:01
(CL&CS)- Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT vào cuối tháng 6, dù nhiều tỉnh, thành đề xuất đẩy sớm ba tuần.
Chính thức bỏ xét tuyển sớm khi tuyển sinh đại học
sự kiện🞄Thứ sáu, 21/03/2025, 16:00
(CL&CS)- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 06/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng, mục tiêu là tăng cường tính minh bạch, công bằng và nâng cao chất lượng tuyển sinh.
Ứng dụng công nghệ AI để nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh
sự kiện🞄Thứ sáu, 21/03/2025, 06:43
(CL&CS)- Ứng dụng công nghệ AI vào giảng dạy, cá nhân hóa lộ trình học, nâng cao chất lượng giảng viên, cải thiện dịch vụ hỗ trợ học viên.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.