Bình Thuận ra mắt kho mở Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm
(CL&CS) - Mô hình kho mở Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm sẽ góp phần khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm.
Ngày 16/7, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận ra mắt mô hình kho mở Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm tại huyện Bắc Bình.
Kho mở Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm tọa lạc tại thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình. Đây là bộ sưu tập duy nhất còn lại khá đầy đủ của vương triều Champa được lưu giữ hơn 400 năm qua bởi gia tộc hậu duệ vua Pô Klong Mơhnai.
Lãnh đạo Sở VHTT&DL tỉnh Bình Thuận và du khách tham quan kho mở hoàng tộc Chăm. Ảnh: BTO
Tại đây trưng bày hơn 100 hiện vật nguyên gốc mang đậm giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc Chăm và được phân thành 8 nhóm sưu tập.
Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của vua Pô Klong Mơh Nai và búi tóc của Hoàng hậu Pô Bia Som bằng chất liệu vàng với đường nét chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, độc đáo, có niên đại vào đầu thế kỷ XVII.
Một số hiện vật đáng chú ý khác là bộ trang phục của nhà vua, hoàng hậu, hoàng tử và công chúa, chiếc áo bào với hoa văn cổ và ngực áo đều thêu dệt nên hình con Makara, để vua Pô Klong Mơh Nai thường mặc lúc ngự triều.
Hiện vật bộ vương miện của vua Pô Klong Mơh Nai vào đầu thế kỷ XVII và búi tóc của Hoàng hậu Pô Bia Som bằng vàng. Ảnh: BTO
Để phục vụ khách tham quan, kho mở Bộ sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm được bố trí, trưng bày thành 2 không gian. Trong đó, một không gian trưng bày hiện vật quý có giá trị về nghệ thuật tôn giáo và kinh tế lớn.
Một không gian khác trưng bày một số trang phục của vua chúa Chăm có niên đại từ thế kỷ XVII và các sắc phong của vua triều Nguyễn, văn tự bằng chữ Hán, chữ Chăm.
Theo Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm hội tụ đầy đủ các giá trị về lịch sử ra đời của Vương triều Chăm xưa với trang phục, trang sức, vương miện, vũ khí, đồ ngự dụng trong hoàng cung…
Sắc phong triều đình nhà Nguyễn ban tặng cho Hoàng tộc Chăm. Ảnh: BTO
Trước năm 1975, bộ sưu tập này được bảo quản kín vì lý do tâm linh, tín ngưỡng, đảm bảo an ninh, an toàn cho di sản và người bảo vệ di sản.
Sau khi được xếp hạng Di tích Lịch sử và nghệ thuật quốc gia, đến nay, gia đình hậu duệ Hoàng tộc Chăm đã đồng ý để Bảo tàng tỉnh Bình Thuận thiết kế, trưng bày bộ sưu tập dưới dạng kho mở.
Theo Nhà báo và công luận
- ▪Cầu dây văng vượt biển 2.400 tỷ đồng dài nhất miền Trung sắp về đích, tạo động lực du lịch cho thành phố Di sản Văn hóa thế giới
- ▪Quan họ Bắc Ninh – Di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, mang đậm bản sắc của cộng đồng
- ▪Lễ hội đền Lục Giáp là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- ▪Việt Nam có một con đường lọt top đẹp nhất thế giới nằm ngay tại thành phố thuộc tỉnh có nhiều di sản văn hóa nhất nước
Bình luận
Nổi bật
Kon Tum sẵn sàng cho Tuần Văn hóa - Du lịch 2024
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12
(CL&CS) - Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5, kết hợp Liên hoan Cồng chiêng, Xoang các dân tộc thiểu số lần thứ 2, sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2024 với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.
Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22
(CL&CS) - Trượt tuyết, ngắm tuyết rơi hay tham gia bữa tiệc độc lạ giữa không gian băng giá hoặc đón Giáng sinh bật tung sảng khoái đậm màu sắc nhiệt đới… là những trải nghiệm “độc nhất vô nhị” sẽ có mặt 8WONDER Winter Festival phiên bản Cityfest đang khiến dân tình sôi sục, háo hức chờ đợi.
Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31
(CL&CS) - Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 lần đầu tiên tổ chức kéo dài trong 20 ngày, với chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo, mới lạ…
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.