Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục 'ngủ đông': Thanh khoản lao dốc, nhà đầu tư mất niềm tin
Mức thanh khoản chạm đáy, niềm tin của nhà đầu tư thấp khiến cho phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tiếp tục giao dịch ở mức ảm đạm, không có dấu hiệu phục hồi.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục "ngủ đông" trong tháng 8
Theo báo cáo từ DKRA Group, trong tháng 8/2024, toàn thị trường có 2.180 căn biệt thự nghỉ dưỡng được mở bán, nguồn cung tăng nhẹ so với tháng trước nhưng giảm 5% so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh khoản giảm mạnh 22% so với tháng 7/2024, chỉ có 25 căn được tiêu thụ, tương đương 1% nguồn cung.
Mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ như cam kết thuê, mua lại, hỗ trợ lãi suất... nhưng vẫn không mang lại hiệu quả. Giá bán biệt thự sơ cấp (mở bán lần đầu) giữ nguyên, trong khi giá thứ cấp (nhà đầu tư bán lại) duy trì mức cắt lỗ từ 10-20%.
Với loại hình nhà phố và shophouse biển, tháng 8/2024 ghi nhận khoảng 2.907 căn được mở bán, toàn bộ đều là hàng tồn kho từ các dự án cũ.
Tuy nhiên, không có giao dịch thành công nào được ghi nhận. Giá sơ cấp vẫn giữ nguyên, còn giá thứ cấp tiếp tục giảm mạnh từ 30-40%.
Condotel là loại hình duy nhất có cải thiện thanh khoản trong quý II, chỉ có 192 căn được bán trên tổng số 4.826 căn mở bán trong tháng qua, đạt tỷ lệ tiêu thụ 4%, giảm 53% so với tháng trước.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong 6 tháng đầu năm, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có 3.114 sản phẩm mới được mở bán, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 nhưng chỉ đạt 27% so với năm 2022.
Trong đó, có 1.799 sản phẩm được giao dịch, tương đương 20% so với cùng kỳ năm 2022.
VARS cũng cho biết, mặt bằng giá bán sơ cấp giữ nguyên, trong khi giá bán thứ cấp giảm trung bình 15-20% so với giá hợp đồng. Nhiều dự án thậm chí giảm sâu đến 40-50% nhưng vẫn khó bán.
'Bội thực' nguồn cung và thiếu hụt lượng khách quốc tế khiến BĐS nghỉ dưỡng ảm đạm
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Khánh Hòa nhận định rằng thị trường BĐS nghỉ dưỡng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng "ngủ đông" do thiếu dòng tiền đầu tư mới.
Các chủ đầu tư vẫn thận trọng với phân khúc này sau những biến động của đại dịch. So với các phân khúc khác như nhà ở và văn phòng, bất động sản nghỉ dưỡng yêu cầu vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi dài, khiến việc chuyển nhượng trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, sự thiếu rõ ràng về khung pháp lý cho các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng như condotel, biệt thự nghỉ dưỡng và shophouse cũng làm tăng rủi ro và khiến nhà đầu tư ngại đưa ra quyết định.
Ông Võ Hồng Thắng - Phó Tổng Giám đốc DKRA Group, cũng chỉ ra rằng niềm tin của nhà đầu tư vào phân khúc này còn thấp do nhiều chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết về lợi nhuận, khai thác du lịch, cấp sổ hồng hoặc tiến độ xây dựng.
Ngoài ra, lượng hàng tồn kho lớn, với giá bán condotel dao động từ 36,6 triệu đồng/m2 đến 180 triệu đồng/m2, biệt thự từ 5,2 tỷ đến 155 tỷ đồng/căn, và nhà phố/shophouse từ 4,6 tỷ đến 70 tỷ đồng/căn, càng làm trầm trọng thêm tình trạng ảm đạm của thanh khoản.
Chuyên gia bất động sản độc lập Nguyễn Hoàng cho rằng tình trạng khó khăn của bất động sản nghỉ dưỡng còn do phân khúc này bị bội thực nguồn cung.
Giai đoạn 2015-2019, thị trường liên tục đón nhận hàng nghìn căn biệt thự, nhà phố và condotel, nhưng chất lượng khai thác thấp và thị trường không hấp thụ kịp.
Sự phụ thuộc lớn vào dòng khách quốc tế đã khiến doanh thu từ cho thuê và kinh doanh các dự án nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo dự đoán của các chuyên gia, trong giai đoạn chờ các bộ luật mới có hiệu lực, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ khó có sự phục hồi mạnh mẽ.
Mặc dù có thể sẽ có một số doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới, nhưng số lượng sẽ không đáng kể và mang tính thăm dò. Nguồn cung chủ yếu sẽ tập trung vào các loại hình cao tầng, với giá trị dưới 5 tỷ đồng.
Thanh Sơn
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.