Thứ năm, 30/06/2022, 15:15 PM

Bảo vệ sức khỏe tâm thần trong công việc

(CL&CS)- ISO 45003: 2021, Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp - Sức khỏe tâm lý và an toàn tại nơi làm việc - Hướng dẫn quản lý rủi ro tâm lý xã hội, một tiêu chuẩn toàn cầu đưa ra hướng dẫn thực tế về quản lý sức khỏe tâm lý tại nơi làm việc, là phần bổ sung mới nhất cho bộ tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S) của ISO. Mục đích chính của tiêu chuẩn là xác định các mối nguy tâm lý xã hội và phát triển một khuôn khổ quản lý công nhận chúng là những thách thức lớn đối với sức khỏe, an toàn và hạnh phúc tại nơi làm việc.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đại dịch COVID-19 đã gây thiệt hại cho sức khỏe tâm thần và cảm xúc của chúng ta. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã thay đổi cách sống và làm việc của mọi người. Những thay đổi đáng kể về nơi làm việc, giờ làm việc, địa điểm làm việc và giảm bớt các cuộc họp trực diện đã để lại những hậu quả lâu dài đối với sức khỏe tinh thần và sức khỏe nói chung của mọi người. Tuy nhiên, mặc dù tác động có sức tàn phá khủng khiếp, nó cũng đã kích thích sự thay đổi tích cực trong thế giới việc làm.

Khi cuộc khủng hoảng COVID-19 tiếp tục diễn ra, dự báo về nền kinh tế thế giới thực sự có vẻ ảm đạm. Trong báo cáo Triển vọng việc làm và xã hội thế giới: Xu hướng 2022, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo về “sự phục hồi không chắc chắn” khi đại dịch tiếp tục ảnh hưởng đáng kể đến thị trường lao động.

Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu dự kiến sẽ duy trì trên mức trước COVID-19 cho đến ít nhất là năm 2023, với báo cáo cũng cho thấy tác động tổng thể đối với việc làm có thể cao hơn đáng kể do nhiều người đã rời bỏ lực lượng lao động trong đại dịch. Vào năm 2022, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động toàn cầu dự kiến sẽ vẫn thấp hơn 1,2 phần trăm so với năm 2019, hoặc tương đương với 52 triệu công việc toàn thời gian. Việc hạ thấp này phản ánh tác động của đại dịch đối với thế giới việc làm và sự không chắc chắn mà người sử dụng lao động và người lao động phải đối mặt trước mắt.

Một điều đáng chú ý là đại dịch đã giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc. Để giải quyết vấn đề này, các hướng dẫn và tiêu chuẩn mới đã được xây dựng để giúp người sử dụng lao động tạo ra môi trường thích hợp cho sự an toàn về thể chất và tinh thần của người lao động, bất kể công việc đang được thực hiện tại chỗ hay trực tuyến tại nhà. Phù hợp với khẩu hiệu “Hãy cùng hành động” của ILO, ISO đã và đang dẫn đầu trong việc hợp tác với các chuyên gia trên toàn cầu để công nhận, xây dựng và đưa vào thực hiện các tiêu chuẩn nhằm tăng cường và duy trì sự an toàn tại nơi làm việc.

ISO 45003: 2021, Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp - Sức khỏe tâm lý và an toàn tại nơi làm việc - Hướng dẫn quản lý rủi ro tâm lý xã hội, một tiêu chuẩn toàn cầu đưa ra hướng dẫn thực tế về quản lý sức khỏe tâm lý tại nơi làm việc, là phần bổ sung mới nhất cho bộ tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S) của ISO. Mục đích chính của tiêu chuẩn là xác định các mối nguy tâm lý xã hội và phát triển một khuôn khổ quản lý để nhận biết chúng là những thách thức lớn đối với sức khỏe, an toàn và hạnh phúc tại nơi làm việc.

Các tổ chức có một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các mối nguy tâm lý xã hội. Các mối nguy tâm lý xã hội là các yếu tố trong thiết kế hoặc quản lý công việc mà làm gia tăng nguy cơ căng thẳng liên quan đến công việc và có thể dẫn đến tổn hại về tâm lý hoặc thể chất. Chúng có thể bao gồm việc tổ chức công việc, các yếu tố xã hội như thời gian làm việc quá nhiều, khả năng lãnh đạo kém hoặc bị bắt nạt, cũng như các khía cạnh vật lý của môi trường làm việc, thiết bị và tiếp xúc với các công việc nguy hiểm. Chúng có thể hiện diện trong tất cả các tổ chức và trên tất cả các lĩnh vực.

Các mối nguy tâm lý xã hội có thể xảy ra kết hợp với nhau hoặc trở nên trầm trọng hơn bởi các mối nguy khác. Rủi ro tâm lý xã hội liên quan đến khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, sự bình an và hạnh phúc của mỗi cá nhân, cũng như hiệu quả hoạt động và tính bền vững của tổ chức. ISO từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro tâm lý xã hội theo cách nhất quán với các rủi ro khác thông qua hệ thống quản lý OH&S. ISO 45003 thể hiện một bước khẳng định hướng tới hạnh phúc của nhân viên bằng cách tiếp cận tích hợp để dễ dàng phù hợp với các qúa trình kinh doanh rộng lớn hơn của tổ chức.

Các rủi ro tâm lý xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn về tâm lý, và cả đến sức khỏe, an toàn và hạnh phúc tại nơi làm việc nói chung. Rủi ro tâm lý xã hội cũng liên quan đến chi phí kinh tế cho tổ chức và xã hội. Kết quả tiêu cực đối với người lao động có thể bao gồm sức khỏe kém và các tình trạng liên quan (ví dụ như bệnh tim mạch, rối loạn cơ xương, tiểu đường, lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ) và các hành vi gây hại cho sức khỏe có liên quan (ví dụ như lạm dụng chất kích thích, ăn uống không lành mạnh), cộng với giảm sự hài lòng, cam kết và năng suất trong công việc. Quản lý rủi ro tâm lý xã hội một cách đầy đủ có thể tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể và hiệu suất của nhân viên tại nơi làm việc.

Đối với tổ chức, tác động của các rủi ro tâm lý xã hội bao gồm tăng chi phí do nghỉ việc, giảm doanh thu, giảm chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, tuyển dụng và đào tạo, điều tra tại nơi làm việc và kiện tụng, cũng như tổn hại đến danh tiếng của tổ chức. Các tổ chức cần đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các mối nguy tâm lý xã hội hoặc giảm thiểu rủi ro.

Quản lý hiệu quả rủi ro tâm lý xã hội bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn có thể mang lại nhiều lợi ích, như cải thiện sự tham gia của người lao động, nâng cao năng suất, tăng cường đổi mới và tính bền vững của tổ chức. Trong trường hợp  ISO 45003, các mối nguy tâm lý xã hội phát sinh từ việc tổ chức công việc, các yếu tố xã hội, môi trường, thiết bị và các công việc nguy hiểm được liệt kê và kết nối với một loạt các biện pháp kiểm soát có thể được sử dụng để loại bỏ các mối nguy này hoặc giảm thiểu các rủi ro liên quan. Mặc dù các tổ chức có trách nhiệm chính trong việc quản lý những vấn đề này, nhưng việc đưa người lao động vào tất cả các giai đoạn của quá trình là rất quan trọng để quản lý thành công các rủi ro tâm lý xã hội.

Tiến sĩ Carlo Caponecchia , Phó Giáo sư Khoa Khoa học, Đại học New South Wales, tin rằng những gián đoạn trên toàn thế giới do đại dịch COVID-19 tạo ra cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe tâm thần tốt tại nơi làm việc và khi làm việc tại nhà trở thành một vấn đề đối với các nhà tuyển dụng lớn hơn nhiều so với vấn đề công thái học (ergonomics). “Mọi người từng coi các vấn đề sức khỏe tâm thần là thứ mà mỗi cá nhân phải tự giải quyết, nhưng trong hai năm qua, đã có những tiến bộ đáng kể trong việc nhận ra rằng, nơi làm việc, thái độ của người sử dụng lao động và các công cụ để xác định và giải quyết những vấn đề này cũng là các yếu tố chính” ông nói.

Sự thay đổi kịch tính đối với tương tác xã hội do phải làm việc từ xa đã tạo ra những thách thức lớn cho nhân viên. Những điều này thay đổi tùy thuộc vào môi trường gia đình, độ tuổi, cam kết gia đình, giá trị văn hóa, nhân khẩu học và các yếu tố bên ngoài khác. Tiến sĩ Caponecchia khẳng định: “ISO 45003 đưa ra sự khác biệt giữa khuôn khổ quản lý an toàn cần thiết cho môi trường vật lý và một hệ thống quản lý có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các rủi ro và môi trường làm việc cụ thể đối với sức khỏe tâm thần của bạn”. “Đại dịch đã nêu bật một vấn đề mà hầu hết chúng ta đã nhận thức được trong nhiều năm và đặt nó lên hàng đầu trong các vấn đề an toàn mà hầu hết người lao động phải đối mặt”.

Nhà tâm lý học cao cấp, Giáo sư Peter Kelly, mở rộng vấn đề này bằng cách giải thích rằng lòng tin và mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động cũng được chú trọng trong thời kỳ đại dịch. Ông giải thích: “Trước đại dịch, công thái học dường như là rào cản đối với nhiều người làm việc tại nhà hơn, nhưng trong thời kỳ đại dịch, công nhân được tin tưởng để làm việc có hiệu quả và hiệu quả tại nhà”. “Đại dịch đã lấy đi theo một cách hiệu quả sự kiểm soát của nhiều người sử dụng lao động và nhà quản lý, nhưng người lao động đã cho thấy cách họ vẫn có thể cung cấp kết quả chất lượng cao, vẫn có thể tiếp xúc và được tin tưởng để tiếp tục công việc của họ”.

Hỗ trợ sức khỏe tâm thần trong các tổ chức chưa bao giờ cấp thiết hơn. Các vấn đề sức khỏe tâm thần gia tăng một cách tự nhiên ở những thời điểm trong lịch sử như suy thoái, xung đột hoặc trong đại dịch và đây là lần đầu tiên trong một thế kỷ chúng ta trải qua cả ba vấn đề này cùng một lúc. “Khía cạnh tích cực,” Tiến sĩ Caponecchia nói, “là giờ đây chúng ta đã biết nhiều hơn về các vấn đề sức khỏe tâm thần. Thông qua ISO 45003, chúng ta được cung cấp các công cụ và khuôn khổ để giảm thiểu các tác dụng tiêu cực ở thời điểm chưa từng có trong lịch sử này ”.

Tương lai đối với sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc đòi hỏi phải có sự thay đổi về văn hóa, với nhiều lòng nhân ái, cũng như sự hiểu biết và cách thức làm việc bền vững hơn. Chúng ta đã bắt đầu đi theo con đường này, hãy tận dụng thời điểm này để mở ra một kỷ nguyên mới cho sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc./.

ThS. Vũ Văn Thao, ThS. Vũ Hoàng Tuấn - ISOCERT

Bình luận

Nổi bật

Đào tạo chuyên gia kiểm kê khí nhà kính cho sản phẩm thép

Đào tạo chuyên gia kiểm kê khí nhà kính cho sản phẩm thép

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 15:32

(CL&CS) - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) vừa phối hợp với BSI Việt Nam tổ chức khóa đào tạo chuyên gia về kiểm kê KNK theo yêu cầu của TCVN ISO 14067/ISO 14067 và CBAM cho sản phẩm thép.

Tiêu chuẩn ASTM về đánh giá tài sản thương mại vừa được cập nhật

Tiêu chuẩn ASTM về đánh giá tài sản thương mại vừa được cập nhật

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 10:15

(CL&CS) - Ủy ban đánh giá môi trường, quản lý rủi ro và hành động khắc phục của ASTM Quốc tế (E50) cập nhật hướng dẫn tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng tài sản thương mại. Tiêu chuẩn có tên gọi là quy trình đánh giá tình trạng tài sản cơ bản (E2018 ).

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sửa đổi luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sửa đổi luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 14:23

(CL&CS)- Ngày 19/4, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.