Thứ sáu, 26/11/2021, 12:53 PM

Tăng cường quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo TCVN ISO 45001:2018 tại doanh nghiệp

(CL&CS) - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động và những người khác có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của doanh nghiệp không thể bị sao lãng. Đó không chỉ là lương tâm, trách nhiệm xã hội đơn thuần, mà còn liên quan đến luật pháp về an toàn, vệ sinh lao động. Trách nhiệm này thuộc về mọi doanh nghiệp.

Để thực hiện một cách đồng bộ, có hệ thống công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã công bố tiêu chuẩn ISO 45001 Hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp-Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. Tiêu chuẩn này ra đời được đông đảo tổ chức/ doanh nghiệp ở hầu hết các nước hưởng ứng áp dụng, để giúp doanh nghiệp tạo ra nơi làm việc đảm bảo an toàn và sức khỏe, ngăn ngừa các chấn thương và bệnh tật liên quan tới công việc, và cải tiến liên tục kết quả thực hiện an toàn, vệ sinh lao động của mình. Ở Việt Nam cũng vậy, hàng trăm doanh nghiệp được hỗ trợ tư vấn hoặc chủ động xây dựng và áp dụng thành công Hệ thống quản lý này.

123

Xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp ngăn ngừa thương tật đau ốm liên quan tới công việc và cung cấp nơi làm việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, do đó điều quan trọng đối với doanh nghiệp là phải loại bỏ các mối nguy và giảm thiểu các rủi ro an toàn, vệ sinh lao động bằng hiệu lực của việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa. Khi các biện pháp này được doanh nghiệp thực hiện thông qua Hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của mình, chúng cải tiến được kết quả thực hiện an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp.

Cũng như các hệ thống quản lý khác, thành công của Hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp phụ thuộc vào sự lãnh đạo, cam kết và sự tham gia của tất cả các cấp và bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại, hiệu quả, hiệu lực của Hệ thống phụ thuộc vào:  sự lãnh đạo, cam kết, trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của lãnh đạo cao nhất; lãnh đạo cao nhất xây dựng, dẫn dắt và thúc đẩy văn hóa trong doanh nghiệp hỗ trợ các đầu ra dự kiến của Hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp; trao đổi thông tin; tham vấn và tham gia của người lao động, và đại diện người lao động, nếu có; phân bổ nguồn lực cần thiết để duy trì hệ thống;  chính sách an toàn, vệ sinh lao động, phù hợp với mục tiêu và định hướng chiến lược tổng thể của tổ chức;  các quá trình có hiệu lực để nhận diện mối nguy, kiểm soát các rủi ro an toàn, vệ sinh lao động và tận dụng các cơ hội an toàn, vệ sinh lao động; liên tục theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện Hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp để cải tiến kết quả thực hiện an toàn, vệ sinh lao động; tích hợp Hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp vào các quá trình chủ chốt của tổ chức; mục tiêu an toàn, vệ sinh lao động nhất quán với chính sách an toàn, vệ sinh lao động và tính đến các mối nguy của doanh nghiệp, các rủi ro và cơ hội an toàn, vệ sinh lao động; tuân thủ các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác.

Mức độ chi tiết, phức tạp, quy mô của hệ thống văn bản và nguồn lực cần thiết để đảm bảo sự thành công của Hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp sẽ phụ thuộc vào: bối cảnh của doanh nghiệp (ví dụ số người lao động, quy mô, địa lý, văn hóa, yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác); phạm vi của Hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của doanh nghiệp; tính chất của các hoạt động của doanh nghiệp và các rủi ro an toàn, vệ sinh lao động có liên quan.

Một Hệ thống quản lý hiệu quả sẽ làm giảm số vụ tai nạn lao động; giảm mức độ tổn thương và số người chết vì tai nạn lao động; giảm thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động gây ra, từ đó giảm/ loại bỏ chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,...; giảm thời gian chết và chi phí do gián đoạn hoạt động;  tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động; giảm lệ biến động lao động; ... ; giảm số người mắc bệnh nghề nghiệp; giảm chi phí bảo hiểm; cải thiện khả năng đáp ứng việc tuân thủ pháp luật; nâng cao hình ảnh/danh tiếng của doanh nghiệp;…

Trong quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống thường các doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của Hệ thống quản lý. Nhận thức của người lao động về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp chưa đầy đủ và đồng bộ; nhân viên chuyên trách an toàn, vệ sinh lao động còn kiêm nhiệm nhiều việc khác; chi phí đầu tư để cải tiến tốt hơn công tác an toàn, vệ sinh lao động còn hạn chế; việc tự kiểm tra định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động chưa được thực hiện đầy đủ; cập nhật và duy trì kiến thức về văn bản pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động chưa được thường xuyên; khó thay đổi nếp làm việc cũ; …

Việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001 là việc làm cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp đáp ứng được đồng bộ các yêu cầu về quản lý an toàn lao động, vệ sinh và môi trường làm việc, sức khỏe người lao động, …một cách hiệu quả nhất, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp./.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

ThS Vũ Hoàng Tuấn, ThS Vũ Văn Thao, ISOCERT

Bình luận

Nổi bật

Bắc Ninh: 'Dưa gang muối Quế Võ' được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu

Bắc Ninh: 'Dưa gang muối Quế Võ' được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS)- Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với UBND thị xã Quế Võ tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận “Dưa gang muối Quế Võ”.

Kỹ thuật hạt nhân phát triển vật liệu tiên tiến

Kỹ thuật hạt nhân phát triển vật liệu tiên tiến

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 14:54

(CL&CS) - Từ đóng gói thực phẩm năng động dựa trên vật liệu nanocompozit chứa tinh dầu, đến polyme siêu hấp thụ ghép mạch bức xạ, vật liệu tiên tiến được xử lý bằng bức xạ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lãng phí thực phẩm, nâng cao hiệu suất nông nghiệp, cải thiện chăm sóc sức khỏe và hơn thế nữa.

Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong ngành công nghiệp dược phẩm

Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong ngành công nghiệp dược phẩm

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 13:48

(CL&CS)- Trong những năm gần đây, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tân tiến đã được ứng dụng trong ngành công nghiệp dược phẩm toàn cầu, từ đó, đã thúc đẩy nhanh tiến trình bào chế các loại thuốc mới.