Văn hóa và Đời sống
Thứ sáu, 01/12/2023, 16:58 PM

Bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm để trở thành sản phẩm du lịch

(CL&CS) - Lễ hội Katê là một trong 5 lễ hội đặc sắc của tỉnh Bình Thuận được đưa vào Danh mục các lễ hội tiêu biểu của địa phương cần bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch.

Khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số (dự án 6) là chủ chương lớn trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Lễ hội Katê là một trong 5 lễ hội đặc sắc của tỉnh được đưa vào Danh mục các lễ hội tiêu biểu của địa phương cần bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch. Đặc biệt ngày 4/4/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 776/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

1

Katê là lễ hội lớn, có ý nghĩa quan trọng về tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, tình cảm của cộng đồng người Chăm Bàlamôn. Đây là một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Chăm; phản ánh nhiều khía cạnh văn hóa, phong tục tập quán, nghệ thuật liên quan đến sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của đồng bào Chăm.

So với các lễ hội khác trong tỉnh, Lễ hội Katê có quy mô lớn, kéo dài ngày, diễn ra ở nhiều không gian và thời gian khác nhau, đối tượng tham gia lễ hội khá đa dạng, không chỉ cộng đồng người Chăm (người Chăm theo đạo Bàlamôn và người Chăm theo đạo Bàni) trong và ngoài tỉnh, mà còn có sự tham gia của đồng bào các dân tộc anh em sinh sống lân cận như: Kinh, Raglai, Cờho, Hoa, Tày, Nùng,... và du khách.

Tuy nhiên, Lễ hội Katê vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định trong công tác quản lý và tổ chức như: Môi trường cảnh quan, không gian các đền, tháp, nhà làng - nơi diễn ra Lễ hội Katê chưa được quan tâm đầu tư, cải tạo và nâng tầm tương xứng; công tác tuyên truyền, quảng bá về nét đặc sắc của Lễ hội Katê chưa được chú trọng… Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của Lễ hội Katê nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng người Chăm; đồng thời hướng đến đưa Lễ hội Katê trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn có sức thu hút người dân, du khách trong và ngoài nước.

Đối với Bình Thuận, du lịch được xem là một trong 3 trụ cột kinh tế của tỉnh vì vậy xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm phục vụ phát triển du lịch” là vấn đề cấp thiết nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của Lễ hội Katê phục vụ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.

Theo Nhà báo và công luận

Bình luận

Nổi bật

Thần đồng 8 tháng đã biết đọc chữ, 5 tuổi thạo tiếng Anh, 13 tuổi đỗ đại học bất ngờ lao dốc vì sự cố

Thần đồng 8 tháng đã biết đọc chữ, 5 tuổi thạo tiếng Anh, 13 tuổi đỗ đại học bất ngờ lao dốc vì sự cố

sự kiện🞄Thứ bảy, 04/05/2024, 21:17

Nổi tiếng là thần đồng đa tài nhưng sự nghiệp học hành của Tôn Thiên Xương khá chật vật.

Người khôn ngoan không bao giờ ‘dính líu’ tới 4 'cạm bẫy' cuộc đời để tự hại mình, càng già càng khổ

Người khôn ngoan không bao giờ ‘dính líu’ tới 4 'cạm bẫy' cuộc đời để tự hại mình, càng già càng khổ

sự kiện🞄Thứ bảy, 04/05/2024, 18:08

Những người khôn ngoan sẽ tận hưởng cuộc sống yên bình bằng cách không dấn thân vào 4 cạm bẫy lớn.